Khi tiến hành xác định độ sạch của hạt giống cây lương thực, tách các thành phần trong mẫu phân tích thực hiện như thế nào?
Khi xác định độ sạch của hạt giống cây lương thực phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định độ sạch như sau:
Phương pháp xác định độ sạch
5.1 Nguyên tắc
Mẫu phân tích độ sạch được tách thành 3 phần: hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất. Tỉ lệ phần trăm của mỗi thành phần được xác định theo khối lượng của chúng trong mẫu. Tất cả các hạt khác loài và các dạng tạp chất có mặt phải được xác định càng kỹ càng tốt và nếu được yêu cầu báo cáo thì phải xác định tỉ lệ phần trăm của chúng theo khối lượng.
...
Theo đó, mẫu phân tích độ sạch được tách thành 3 phần: hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất. Tỉ lệ phần trăm của mỗi thành phần được xác định theo khối lượng của chúng trong mẫu. Tất cả các hạt khác loài và các dạng tạp chất có mặt phải được xác định càng kỹ càng tốt và nếu được yêu cầu báo cáo thì phải xác định tỉ lệ phần trăm của chúng theo khối lượng.
Khi xác định độ sạch của hạt giống cây lương thực sử dụng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ nào? (Hình từ Internet)
Khi xác định độ sạch của hạt giống cây lương thực sử dụng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định độ sạch như sau:
Phương pháp xác định độ sạch
...
5.2 Thiết bị, dụng cụ
Có thể dùng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ như:
– Máy thổi hạt hoặc sàng, rây thích hợp.
– Cân, có độ chính xác thích hợp.
– Kính lúp, đèn chiếu sáng, hộp petri, panh gắp hạt...
Như vậy, khi xác định độ sạch của hạt giống cây lương thực có thể dùng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ như:
– Máy thổi hạt hoặc sàng, rây thích hợp.
– Cân, có độ chính xác thích hợp.
– Kính lúp, đèn chiếu sáng, hộp petri, panh gắp hạt...
Tách các thành phần trong mẫu phân tích khi tiến hành xác định độ sạch của hạt giống cây lương thực thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định độ sạch như sau:
Phương pháp xác định độ sạch
...
5.3 Cách tiến hành
5.3.1 Mẫu phân tích
Mẫu phân tích độ sạch được lấy từ mẫu gửi theo phương pháp quy định. Mẫu phân tích độ sạch phải có khối lượng tối thiểu theo quy định tại Bảng A.1, trừ trường hợp đối với các loài cỏ thuộc họ Poaceae (Gramineae) phải áp dụng phương pháp thổi đồng nhất thì khối lượng của mẫu phân tích tối thiểu phải chứa 2.500 hạt.
Mẫu phân tích độ sạch có thể là một mẫu hoặc hai mẫu, mỗi mẫu có khối lượng ít nhất bằng một nửa khối lượng quy định và được lấy độc lập.
Mẫu phân tích được tính bằng gam, lấy số chữ số thập phân tối thiểu cần thiết để tính tỉ lệ phần trăm các thành phần của nó đến một chữ số thập phân theo quy định tại Bảng 3:
5.3.2 Tách các thành phần trong mẫu
a) Mẫu phân tích sau khi cân, được tách thành các thành phần: hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất. Nói chung, việc tách các thành phần phải dựa vào sự kiểm tra từng hạt và các thành phần khác có trong mẫu, nhưng trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng các phương pháp riêng, chẳng hạn như phương pháp thổi đồng nhất.
b) Việc tách các hạt sạch phải căn cứ vào đặc điểm bên ngoài của hạt giống, khi cần thiết có thể dùng các biện pháp cơ học như ấn nhẹ tay lên hạt để kiểm tra nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống.
c) Khi tách các hạt sạch phải căn cứ vào định nghĩa cụ thể của hạt sạch đối với từng loài được chỉ dẫn (xem C.1 và C.2).
d) Khi trong mẫu gặp loài khó hoặc không thể phân biệt được với loài của hạt sạch, thì áp dụng một trong những cách được quy định tại 5.4.4.
e) Khi trong mẫu gặp các dạng tạp chất lớn có thể có ảnh hưởng đến kết quả độ sạch, thì áp dụng cách làm và báo cáo kết quả theo quy định tại 5.4.5.
f) Sau khi tách xong, từng thành phần (hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất) được cân khối lượng (g) và lấy số chữ số thập phân tối thiểu cần thiết theo quy định tại 5.3.1 để tính tỉ lệ phần trăm đến một chữ số thập phân.
CHÚ THÍCH 1: Nếu phát hiện trong mẫu có các loài cỏ dại hoặc sâu mọt sống là đối tượng kiểm dịch thì phải ngừng ngay công việc phân tích, đề nghị niêm phong lô hạt giống và thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật xử lý.
CHÚ THÍCH 2: Các hoa con có râu hoặc cuống dài hơn chiều dài của hoa con được báo cáo theo quy định tại C.1.2.
Như vậy, mẫu phân tích sau khi cân, được tách thành các thành phần: hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất. Nói chung, việc tách các thành phần phải dựa vào sự kiểm tra từng hạt và các thành phần khác có trong mẫu, nhưng trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng các phương pháp riêng, chẳng hạn như phương pháp thổi đồng nhất.
Việc tách các hạt sạch phải căn cứ vào đặc điểm bên ngoài của hạt giống, khi cần thiết có thể dùng các biện pháp cơ học như ấn nhẹ tay lên hạt để kiểm tra nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống.
Khi tách các hạt sạch phải căn cứ vào định nghĩa cụ thể của hạt sạch đối với từng loài được chỉ dẫn.
Khi trong mẫu gặp loài khó hoặc không thể phân biệt được với loài của hạt sạch, thì áp dụng một trong những cách tính kết quả đối với các loài khó phân biệt.
Khi trong mẫu gặp các dạng tạp chất lớn có thể có ảnh hưởng đến kết quả độ sạch, thì áp dụng cách làm và báo cáo kết quả theo quy định tính dạng tạp chất lớn có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả.
Sau khi tách xong, từng thành phần (hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất) được cân khối lượng (g) và lấy số chữ số thập phân tối thiểu cần thiết theo mẫu phân tích để tính tỉ lệ phần trăm đến một chữ số thập phân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?