Khi tiếp người tố cáo, người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân yêu cầu người tố cáo nêu rõ những thông tin gì?
- Khi tiếp người tố cáo, người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân yêu cầu người tố cáo nêu rõ những thông tin gì?
- Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân được công khai thông tin của người tố cáo khi nào?
- Người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân tiếp nhận nội dung tố cáo như thế nào?
Khi tiếp người tố cáo, người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân yêu cầu người tố cáo nêu rõ những thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 17 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về xác định thông tin cá nhân của người tố cáo như sau:
Xác định thông tin cá nhân của người tố cáo
Khi tiếp người tố cáo, người tiếp công dân yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân.
Khi công dân xuất trình giấy tờ tùy thân thì người tiếp công dân kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ đó.
Theo quy định trên, khi tiếp người tố cáo, người tiếp công dân yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân.
Khi công dân xuất trình giấy tờ tùy thân thì người tiếp công dân kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ đó.
Tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân (hình từ Internet)
Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân được công khai thông tin của người tố cáo khi nào?
Căn cứ theo Điều 18 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật về thông tin cá nhân họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, trừ trường hợp người tố cáo đồng ý công khai.
Nếu thấy cần thiết hoặc khi người tố cáo đề nghị thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc đề nghị cơ quan chức năng áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.
Theo đó, trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật về thông tin cá nhân họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, trừ trường hợp người tố cáo đồng ý công khai.
Nếu thấy cần thiết hoặc khi người tố cáo đề nghị thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc đề nghị cơ quan chức năng áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.
Như vậy, trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân được công khai thông tin của người tố cáo khi người tố cáo đồng ý công khai.
Người tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân tiếp nhận nội dung tố cáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Tiếp nhận, nghe, ghi chép nội dung tố cáo
1. Khi người tố cáo có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo để xử lý cho phù hợp.
Nếu nội dung đơn tố cáo không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người tố cáo viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
2. Trường hợp không có đơn tố cáo thì người tiếp công dân hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tố cáo.
Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung tố cáo; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị người tố cáo trình bày bổ sung, sau đó đọc lại cho người tố cáo nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tố cáo.
3. Trường hợp nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn người tố cáo cử người đại diện để trình bày nội dung tố cáo. Người tiếp công dân ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tố cáo.
Theo đó, khi người tố cáo có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo để xử lý cho phù hợp.
Nếu nội dung đơn tố cáo không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người tố cáo viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
Trường hợp không có đơn tố cáo thì người tiếp công dân hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo theo các nội dung quy định.
Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung tố cáo; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị người tố cáo trình bày bổ sung, sau đó đọc lại cho người tố cáo nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tố cáo 2018.
Trường hợp nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn người tố cáo cử người đại diện để trình bày nội dung tố cáo. Người tiếp công dân ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tố cáo 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?