Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã đúng không?
- Địa chỉ tin cậy có phải là cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
- Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình. địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã đúng không?
- Nhà nước có chính sách biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
Địa chỉ tin cậy có phải là cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Phòng chống, bạo lực gia đình 2022 về cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Địa chỉ tin cậy;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, địa chỉ tin cậy là một trong những cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình. địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã đúng không?
Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã đúng không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Phòng chống, bạo lực gia đình 2022 về địa chỉ tin cậy như sau:
Địa chỉ tin cậy
1. Địa chỉ tin cậy là tổ chức, cá nhân có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ người bị bạo lực gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về việc nhận làm địa chỉ tin cậy. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách và công bố địa chỉ tin cậy trong địa bàn quản lý; hướng dẫn, tổ chức việc tập huấn cho địa chỉ tin cậy về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ kinh phí cho địa chỉ tin cậy theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia làm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng dân cư.
Như vậy, có thể hiểu rằng địa chỉ tin cậy là tổ chức, cá nhân có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ người bị bạo lực gia đình.
Khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ kinh phí cho địa chỉ tin cậy theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có chính sách biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Phòng chống, bạo lực gia đình 2022 về chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
3. Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, Nhà nước có chính sách biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Tóm lại, khi tiếp nhận người bị bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?