Khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thì cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ cần phải làm gì?
- Khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thì cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ cần phải làm gì?
- Trường hợp tài sản ký gửi của người bị tạm giữ có số lượng nhiều thì cán bộ được giao trách nhiệm quản lý có phải lập biên bản ký gửi tài sản không?
- Khi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác thì người bị tạm giữ có nhận lại đầy đủ tài sản đã ký gửi không?
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thì cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ cần phải làm gì?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, người được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý người bị tạm giữ phải:
1. Kiểm tra, đối chiếu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính với người bị tạm giữ hành chính.
2. Kiểm tra, ghi nhận tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
3. Kiểm tra tư trang, đồ vật của người bị tạm giữ được phép mang theo; phổ biến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; nội quy nơi tạm giữ và những quy định khác có liên quan.
4. Vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thì cán bộ được giao nhiệm quản lý người bị tạm giữ phải:
- Kiểm tra, đối chiếu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính với người bị tạm giữ hành chính.
- Kiểm tra, ghi nhận tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
- Kiểm tra tư trang, đồ vật của người bị tạm giữ được phép mang theo; phổ biến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; nội quy nơi tạm giữ và những quy định khác có liên quan.
- Vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Người bị tạm giữ (Hình từ Internet)
Trường hợp tài sản ký gửi của người bị tạm giữ có số lượng nhiều thì cán bộ được giao trách nhiệm quản lý có phải lập biên bản ký gửi tài sản không?
Căn cứ khoản 4 Điều 25 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có trách nhiệm thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ.
1. Trường hợp phát hiện thấy người bị tạm giữ có thương tích, có biểu hiện về tâm lý, sức khỏe, hành vi không bình thường thì phải lập biên bản về tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ và báo cáo ngay với người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Trường hợp phát hiện những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi phạm hoặc phát hiện người bị tạm giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản về việc phát hiện những tình tiết liên quan và biên bản tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó.
3. Tư trang, tài sản của người bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ. Việc giao, nhận tư trang tài sản ký gửi phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào Sổ theo dõi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải có xác nhận của người bị tạm giữ.
4. Trường hợp tư trang, tài sản ký gửi có số lượng nhiều hoặc có giá trị lớn thì cán bộ được giao trách nhiệm quản lý phải lập biên bản ký gửi tư trang, tài sản, trong đó phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức, tình trạng đồ vật và các vấn đề khác có liên quan. Biên bản ký gửi tài sản phải được lập thành 02 bản, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ, chữ ký của người nhận bảo quản tài sản và giao cho mỗi bên 01 bản.
Theo đó, trường hợp tài sản ký gửi của người bị tạm giữ có số lượng nhiều thì cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý phải lập biên bản ký gửi tài sản trong đó phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức, tình trạng đồ vật và các vấn đề khác có liên quan.
Khi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác thì người bị tạm giữ có nhận lại đầy đủ tài sản đã ký gửi không?
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có trách nhiệm thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ.
...
5. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tư trang, tài sản đã ký gửi. Trường hợp phát hiện tư trang, tài sản ký gửi bị mất mát, hư hỏng thì người bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan tạm giữ có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, khi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tư trang, tài sản đã ký gửi.
Trường hợp phát hiện tư trang, tài sản ký gửi bị mất mát, hư hỏng thì người bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan tạm giữ có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?