Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào?
- Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào?
- Quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
- Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm như thế nào trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng?
Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào?
Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 19/2017/TT-BCT như sau:
Tính toán, lựa chọn mẫu phụ tải điện dân dụng
1. Các yếu tố cần xem xét khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng bao gồm:
a) Yếu tố địa lý (vùng, miền);
b) Phân bố theo khu vực (nông thôn, thành thị);
c) Yếu tố thời tiết (mùa);
d) Mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt của các hộ gia đình hoặc các yếu tố đặc trưng khác trong từng nhóm phụ tải điện dân dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố sau:
- Yếu tố địa lý (vùng, miền);
- Phân bố theo khu vực (nông thôn, thành thị);
- Yếu tố thời tiết (mùa);
- Mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt của các hộ gia đình hoặc các yếu tố đặc trưng khác trong từng nhóm phụ tải điện dân dụng.
Khi tính toán và phân loại nhóm phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện cần phải xem xét các yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
Quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện được thực hiện theo thứ tự được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 19/2017/TT-BCT như sau:
Tính toán, lựa chọn mẫu phụ tải điện dân dụng
…
2. Thực hiện quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng theo thứ tự sau:
a) Phân loại các nhóm phụ tải điện dân dụng theo khu vực nông thôn và thành thị để phân biệt mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành;
b) Lựa chọn số lượng mẫu phụ tải điện dân dụng đảm bảo tính đại diện cho từng nhóm phụ tải điện dân dụng;
c) Lập Danh sách các phụ tải điện dân dụng được chọn làm mẫu bao gồm: Tên phụ tải điện, địa chỉ, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện;
d) Lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thay thế.
Như vậy, theo quy định trên thì quá trình tính toán, phân loại phụ tải điện dân dụng của hệ thống điện được thực hiện theo thứ tự như sau:
- Phân loại các nhóm phụ tải điện dân dụng theo khu vực nông thôn và thành thị để phân biệt mức độ điện khí hóa và mức sử dụng điện sinh hoạt theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành;
- Lựa chọn số lượng mẫu phụ tải điện dân dụng đảm bảo tính đại diện cho từng nhóm phụ tải điện dân dụng;
- Lập Danh sách các phụ tải điện dân dụng được chọn làm mẫu bao gồm: Tên phụ tải điện, địa chỉ, nhóm phụ tải điện, thành phần phụ tải điện;
- Lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng dự phòng trong trường hợp cần thay thế.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm như thế nào trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng?
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm như thế nào trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2017/TT-BCT như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng
1. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
a) Tính toán, thiết kế và lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;
c) Quản lý, giám sát thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng;
d) Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;
đ) Báo cáo và cung cấp Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo phân cấp cho Tổng công ty Điện lực hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi toàn quốc;
b) Xác định đặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị để thực hiện nghiên cứu phụ tải điện và quản lý, giám sát việc đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi toàn quốc
Theo đó, trong chọn mẫu phụ tải điện dân dụng thì Đơn vị phân phối điện có các trách nhiệm như sau:
- Tính toán, thiết kế và lập Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
- Thực hiện đầu tư, lắp đặt thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;
- Quản lý, giám sát thiết bị thu thập số liệu đo đếm của mẫu phụ tải điện dân dụng;
- Tổng hợp mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý;
- Báo cáo và cung cấp Danh sách mẫu phụ tải điện dân dụng trong phạm vi quản lý theo phân cấp cho Tổng công ty Điện lực hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?