Khi Tổ Thẩm phán tổ chức phiên họp để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không đủ thành viên thì phải làm thế nào?
Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về nguyên tắc hoạt động của Tổ Thẩm phán như sau:
Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán
1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
6. Các thành viên Tổ Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán theo quy định của pháp luật phá sản.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 42 của Luật phá sản;
b) Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản quy định tại Điều 51 của Luật phá sản;
c) Xử lý khoản nợ có bảo đảm quy định tại Điều 53 của Luật phá sản;
d) Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 60 của Luật phá sản;
đ) Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực quy định tại Điều 61 của Luật phá sản;
e) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 70 của Luật phá sản;
g) Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản quy định tại Điều 86 của Luật phá sản;
h) Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại Điều 95 của Luật phá sản;
i) Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại Điều 114 của Luật phá sản;
k) Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật phá sản;
l) Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự quy định tại khoản 13 Điều 9 và Điều 129 của Luật phá sản.
...
Theo đó, Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-CA nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các thành viên Tổ Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán theo quy định của pháp luật phá sản.
Khi Tổ Thẩm phán tổ chức phiên họp để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không đủ thành viên thì phải làm thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về việc tổ chức phiên họp tập thể của Tổ Thẩm phán như sau:
Phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Khi xem xét, giải quyết các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Phiên họp của Tổ Thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ Thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ Thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
...
Từ quy định trên thì Phiên họp của Tổ Thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ Thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ Thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp,
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Khi Tổ Thẩm phán tổ chức phiên họp để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không đủ thành viên thì phải làm thế nào? (Hình từ Internet)
Phiên họp của Tổ Thẩm phán được tổ chức theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về trình tự, thủ tục phiên họp của Tổ Thẩm phán được thực hiện như sau:
Phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
2. Trình tự, thủ tục phiên họp của Tổ Thẩm phán được thực hiện như sau:
a) Tổ trưởng Tổ Thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
b) Thành viên của Tổ Thẩm phán báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trước Tổ thẩm phán. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc, quá trình giải quyết và các nội dung cần thảo luận, ra quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này;
c) Trong trường hợp cần thiết, Tổ Thẩm phán có thể triệu tập Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản để họ trình bày ý kiến;
d) Các thành viên của Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết về các nội dung cần ra quyết định.
...
Theo đó, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp. Thành viên của Tổ Thẩm phán báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trước Tổ thẩm phán.
Tổ trưởng Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc, quá trình giải quyết và các nội dung cần thảo luận, ra quyết định theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ Thẩm phán có thể triệu tập Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản để họ trình bày ý kiến.
Các thành viên của Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết về các nội dung cần ra quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?