Khi trẻ em được chăm sóc thay thế thì Ủy ban nhân dân cấp xã có phải đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em hay không?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có phải đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế hay không?
- Ai là người có trách nhiệm theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế?
- Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế được quy định như thế nào?
Ủy ban nhân dân cấp xã có phải đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế hay không?
Ủy ban nhân dân cấp xã có phải đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 68 Luật Trẻ em 2016 về theo dõi, đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế như sau:
Theo dõi, đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
1. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức tư vấn, hướng dẫn triển khai chính sách, biện pháp hỗ trợ người nhận chăm sóc thay thế và trẻ em được chăm sóc thay thế;
b) Rà soát danh sách trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội định kỳ 06 tháng; tiếp nhận kiến nghị của cơ sở trợ giúp xã hội để xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển trẻ em sang hình thức chăm sóc thay thế phù hợp;
c) Thanh tra, kiểm tra việc chăm sóc thay thế tại gia đình và cơ sở trợ giúp xã hội; xử lý theo thẩm quyền trường hợp xâm hại trẻ em hoặc vi phạm tiêu chuẩn chăm sóc trẻ em.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ 06 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ 06 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
Ai là người có trách nhiệm theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về Trách nhiệm thông tin, báo cáo quá trình phát triển của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế:
Theo đó, sau 01 tháng, 03 tháng kể từ ngày cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cư trú có trách nhiệm theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
Định kỳ 06 tháng hoặc khi trẻ em phải chuyển đổi hình thức, chuyển đổi cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
Đồng thời, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có quyền yêu cầu cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em được chăm sóc thay thế.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em được nhận chăm sóc thay thế cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi về tình hình của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế khi có yêu cầu.
Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 60 Luật Trẻ em 2016 thì Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế được quy định như sau:
- Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
- Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.
- Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.
- Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
- Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Tóm lại, Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ 06 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?