Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ, doanh nghiệp có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên không?
- Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ, doanh nghiệp có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên không?
- Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm là bao nhiêu %?
- Căn cứ vào đâu để xác định một khoản nợ là khoản nợ phải thu khó đòi?
Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ, doanh nghiệp có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên không?
Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng.
Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ có phát sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, doanh nghiệp căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này.
Mức trích lập dự phòng của từng khoản nợ quá hạn được tính theo tỷ lệ (%) của khoản nợ quá hạn phải trích lập theo thời hạn quy định nhân (x) với tổng nợ còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả.
Ví dụ: Công ty A có phát sinh các nghiệp vụ bán hàng cho Công ty B theo từng hợp đồng và đã quá hạn thanh toán như sau:
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 01 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 5 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 7 tháng.
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 02 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 15 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 13 tháng.
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 03 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 10 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 25 tháng.
- Tổng nợ phải thu quá hạn của Công ty B: 30 triệu đồng.
- Đồng thời, Công ty A có mua hàng của Công ty B, số tiền Công ty A phải trả cho Công ty B là: 10 triệu đồng.
- Như vậy, số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả đối với Công ty B là: 20 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 01 là: 5/30 x 20 triệu đồng x 30% = 1 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 02 là: 15/30 x 20 triệu đồng x 50% = 5 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 03 là: 10/30 x 20 triệu đồng x 70% = 4,67 triệu đồng.
Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ, doanh nghiệp có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên không? (Hình từ Internet)
Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm là bao nhiêu %?
Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
...
2. Mức trích lập:
a) Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
...
Như vậy, theo quy định, mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm là 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn.
Căn cứ vào đâu để xác định một khoản nợ là khoản nợ phải thu khó đòi?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì việc xác định là khoản nợ phải thu khó đòi được thực hiện dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
(2) Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn.
(3) Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?