Khi triển khai hoạt động rà phá bom mìn thì người chỉ huy phải luôn có mặt tại hiện trường phải không?

Đối với công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn vật nổ phải đảm bảo các yêu cầu chung như thế nào? Các trang thiết bị nào phải đảm bảo có đối với công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn vật nổ? Khi triển khai hoạt động rà phá bom mìn thì người chỉ huy phải luôn có mặt tại hiện trường phải không? - Câu hỏi của anh Duy (Hải Dương).

Đối với công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn vật nổ phải đảm bảo các yêu cầu chung như thế nào?

Căn cứ Mục 4.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 có quy định như sau:

- Mọi hạng mục công việc trong hoạt động rà phá bom mìn đều phải triệt để tuân thủ các quy định, quy tắc an toàn được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch thi công đã được duyệt; các bước triển khai phải được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất theo đúng trình tự, đúng quy trình.

Trong quá trình tổ chức thi công nghiêm cấm tự động thay đổi quy trình kỹ thuật. Khi cần phải thay đổi một số bước trong quy trình đã được duyệt thì phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

- Khi chưa có đầy đủ các hồ sơ (tài liệu) phương án kỹ thuật thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không được phép thi công rà phá bom mìn.

- Trong quá trình thi công rà phá bom mìn phải thực hiện đúng theo phương án kỹ thuật thi công. Tuyệt đối không làm ẩu, làm tắt các bước trong quá trình dò tìm đã được thông qua.

- Sau mỗi đợt mưa bão, gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liền phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp, nhất là những nơi nguy hiểm có khả năng xảy ra tai nạn.

- Phải cung cấp đầy đủ nước uống bảo đảm yêu cầu vệ sinh và các nhu yếu phẩm cần thiết khác cho những người làm việc trên công trường.

- Trong quá trình thi công rà phá bom mìn chỉ huy công trường phải chỉ đạo thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ, công nhân viên, giảm nhẹ các khâu lao động thủ công nặng nhọc; ngăn ngừa, hạn chế các yếu tố độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp.

- Không làm nhiệm vụ rà phá bom mìn trong điều kiện thời tiết mưa, bão, sấm, sét, nóng trên 40oC, lạnh dưới 10oC và trời tối. Các trường hợp đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn vật nổ

Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn vật nổ (hình từ Internet)

Các trang thiết bị nào phải đảm bảo có đối với công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn vật nổ?

Theo Mục 4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 quy định về các trang thiết bị phải đảm bảo có đối với công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn vật nổ như sau:

- Phải được kiểm định đạt các yêu cầu kỹ thuật và còn thời hạn sử dụng.

- Các phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân phải phù hợp với điều kiện làm việc theo quy định.

- Phải chuẩn bị đầy đủ trang bị, thuốc men, con người, phương tiện sẵn sàng cho công tác cấp cứu khi sự cố xảy ra.

- Các trang thiết bị lặn phải đạt yêu cầu về an toàn kỹ thuật.

- Các trang thiết bị xử lý, thiết bị trục vớt, trang bị bảo hộ an toàn, vật tư phải đúng, đủ theo biên chế.

- Trước mỗi ca làm việc, các loại trang thiết bị phải được kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật đạt yêu cầu mới đưa vào sử dụng.

- Tàu thuyền làm nhiệm vụ dò tìm chỉ được đi lại trong khu vực dò theo đúng các vị trí đã được phân công.

- Tàu thuyền lạ khi qua lại gần khu vực hoạt động rà phá bom mìn phải giảm tốc độ và di chuyển cách xa vành đai an toàn ít nhất 50 m.

Khi triển khai hoạt động rà phá bom mìn thì người chỉ huy phải luôn có mặt tại hiện trường phải không?

Theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 quy định như sau:

7. Trách nhiệm của người chỉ huy rà phá bom mìn, vật nổ
7.1. Chỉ huy trưởng công trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên, trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện thi công RPBM tại hiện trường. Khi chưa có đầy đủ các hồ sơ tài liệu, phương án kỹ thuật, kế hoạch tổ chức thi công và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động thì không được phép thi công.
7.2. Khi triển khai hoạt động RPBM người chỉ huy phải luôn có mặt tại hiện trường thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra và chấn chỉnh việc chấp hành đúng phương án thi công, đúng quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn bảo đảm không bỏ sót bom mìn, vật nổ; không để xảy ra mất an toàn trong khi thi công RPBM.
7.3. Phải nắm chắc phương án sơ tán cấp cứu, các biện pháp xử lý mọi tình huống khi xảy ra sự cố mất an toàn, không để bị động, bất ngờ.
7.4. Quy định người phụ trách, hướng dẫn và giám sát về an toàn lao động một cách chặt chẽ.
7.5. Kiểm tra việc cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chế độ quy định.
7.6. Trách nhiệm về thực hiện các yêu cầu an toàn khi sử dụng máy móc, trang thiết bị (dụng cụ, thiết bị thi công) kể cả các phương tiện bảo vệ tập thể và bảo vệ cá nhân cho những người làm việc quy định như sau:
- Tình trạng kỹ thuật của máy móc, trang thiết bị thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý;
- Việc tuân theo các yêu cầu về bảo hộ lao động khi thi công hoạt động RPBM thuộc trách nhiệm của đơn vị tiến hành thi công.
7.7. Các tổ chức cá nhân khác khi có cùng phối hợp hoạt động RPBM phải được phổ biến nội quy an toàn và có người hướng dẫn.
7.8. Công trường thi công RPBM phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý (nếu có) trong quá trình thi công.

Theo đó, khi triển khai hoạt động rà phá bom mìn thì người chỉ huy phải luôn có mặt tại hiện trường thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra và chấn chỉnh việc chấp hành đúng phương án thi công, đúng quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn bảo đảm không bỏ sót bom mìn, vật nổ; không để xảy ra mất an toàn trong khi thi công rà phá bom mìn.

Bom mìn vật nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Bom mìn vật nổ là gì? Đảm bảo an toàn về con người khi rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? Chuẩn bị mặt bằng trước khi rà phá ra sao?
Pháp luật
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Thế nào là điều tra bom mìn vật nổ? Định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ gồm có những mức nào?
Pháp luật
Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Công tác chuẩn bị để khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Để điều tra xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ gồm các thiết bị nào?
Pháp luật
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Pháp luật
Trình tự thực hiện điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các bước thế nào? Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì?
Pháp luật
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Pháp luật
Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Pháp luật
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bom mìn vật nổ
1,762 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bom mìn vật nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bom mìn vật nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào