Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại, cỏ dại và bệnh hại có thể áp dụng các biện pháp nào?

Tôi đang có dự định chuyển sang trồng chè hữu cơ nhưng còn một số băn khoăn như sau, đối với trồng trọt sinh vật gây hại là điều khó tránh vậy khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại có thể áp dụng các biện pháp nào? Tương tự đó đối với cỏ dại và các bệnh hại thì đối phó thế nào? - Câu hỏi của chị Nguyên đến từ Lâm Đồng.

Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại có thể áp dụng các biện pháp nào?

Trồng chè hữu cơ

Trồng chè hữu cơ (Hình từ Internet)

Tại tiểu mục 5.1.10.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 quy định yêu cầu đối với kiểm soát sinh vật gây hại khi trồng chè hữu cơ như sau:

Đối với trồng chè hữu cơ phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại. Cần xem xét sự cân bằng của thiên địch so với quần thể sinh vật gây hại và sức khỏe của cây chè trước khi sử dụng các chất được sản xuất tự nhiên hoặc các chất cho phép để kiểm soát sinh vật gây hại được nêu trong Bảng A.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017.

Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại có thể áp dụng các biện pháp:

Sử dụng giống chè kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực trồng chè cụ thể;

- Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp như làm đất, giữ khoảng cách thích hợp giữa các hàng chè, thay đổi thời kỳ đốn, thu hái chè theo nhiều đợt, hái san chật/hái thường xuyên những búp đủ tiêu chí hái [khí tán chè có 30 % búp đủ tiêu chí hái, tránh khoảng cách hái quá dài sẽ tạo cơ hội cho côn trùng gây hại (ví dụ: bọ xít muỗi, bọ trĩ, rầy xanh) đẻ trứng);

Duy trì độ phì của đất và cân bằng chất dinh dưỡng cũng như quản lý nước cho sự phát triển của cây chè khỏe mạnh; kết hợp bón lót và cày sâu trong vườn chè vào cuối mùa thu để giảm số lượng sâu bướm cánh vảy trong mùa đông;

Làm sạch khu vực đất rụng lá ở giữa các hàng chè, ngăn ngừa và xử lý sâu bệnh ở lớp đất mặt.

- Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh vườn chè để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại; lấp đất diệt nhộng; dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại;

- Sử dụng biện pháp sinh học: dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học nêu trong Bảng A.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 cũng như các chế phẩm thực vật tự nhiên khác (ví dụ: sản phẩm chứa pyrethrum tự nhiên, dịch chiết từ các loại cây như ớt, lá hoặc hạt cây neem, thân cây thuốc lá, thuốc lào).

Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát cỏ dại có thể áp dụng các biện pháp nào?

Tại tiểu mục 5.1.10.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 thì khi trồng chè hữu cơ phải biện pháp cụ thể để kiểm soát cỏ dại, đặc biệt là các loài chứa độc tố alkaloid pyrrolizidin. Các biện pháp kiểm soát cỏ dại bao gồm:

- Làm cỏ thủ công, nên thực hiện trong những ngày trời nắng nhằm tăng khả năng diệt cỏ; nên làm cỏ ngay khi cỏ còn non, chưa ra hoa, rụng hạt (3 lần đến 4 lần mỗi năm);

- Canh tác bằng cơ giới (cày xới đất), khi thích hợp;

- Giữ cho tán chè càng khép càng tốt;

- Trồng cây che bóng

- Che phủ mặt đất giữa các hàng chè bằng: các vật liệu tự nhiên (ví dụ: rơm, rạ, cỏ khô hoặc cỏ dại không có khả năng tái sinh, cây phân xanh) hoặc các vật liệu khác có thể phân hủy sinh học hoàn toàn; chất dẻo hoặc các vật liệu tổng hợp khác, các vật liệu này phải được thu gom ra khỏi khu vực trồng trọt vào cuối mùa vụ. Nếu không che phủ gốc chè thì khi mưa to đất bị chặt, phải xới phá váng.

Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát bệnh hại có thể áp dụng các biện pháp nào?

Tại tiểu mục 5.1.10.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 khi trồng chè hữu cơ cần cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp, cân bằng nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng để cây chè khỏe mạnh. Đặc biệt, không sử dụng dư nguồn nitơ. Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sau đây:

- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các sinh vật gây bệnh;

- Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tổng hợp.

Bên cạnh đó còn có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm được quy định tại 5.1.11 Mục này như sau:

Kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm theo 5.1.6 của TCVN 11041-1:2017 và các yêu cầu sau đây:
a) Máy móc, thiết bị phải luôn được bảo trì để tránh ô nhiễm nhiên liệu và dầu. Dầu bôi trơn dùng cho máy cắt chè phải có nguồn gốc từ dầu thực phẩm.
b) Phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm từ các vùng lân cận hoặc từ các nguồn ô nhiễm như đất, nước và không khí. Kiểm soát ô nhiễm từ bên ngoài bằng cách lập vùng đệm theo 5.1.1 của TCVN 11041-1:2017.
c) Nếu có nguy cơ ô nhiễm, phải lấy mẫu đất và nước để phân tích.
Chè hữu cơ
Trồng trọt hữu cơ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Trồng trọt hữu cơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 6 ra sao? TCVN 11041-6:2018 có phạm vi áp dụng như thế nào?
Pháp luật
Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại, cỏ dại và bệnh hại có thể áp dụng các biện pháp nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở trồng trọt hữu cơ như thế nào? Có được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay không?
Pháp luật
Xác định vùng canh tác hữu cơ là trách nhiệm của ai? Cá nhân canh tác hữu cơ cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Quy định về bảo quản và vận chuyển thóc, gạo hữu cơ phải tuân thủ những gì? Việc chọn giống lúa hữu cơ đưa vào sản xuất hữu cơ phải đảm bảo các điều kiện thích nghi thế nào?
Pháp luật
Khu vực trồng cây hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu gì? Khi trồng cây hữu cơ thì được sử dụng các chất gì?
Pháp luật
Thời gian chuyển đổi sang trồng chè hữu cơ phải mất thời gian tối thiểu là bao lâu? Cách chọn giống chè như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý hệ sinh thái cây trồng trong trồng trọt hữu cơ là gì? Các biện pháp ngăn ngừa sinh vật gây hại nào được phép áp dụng?
Pháp luật
Nguyên tắc trồng trọt hữu cơ là gì? Đất trồng rau đổi sang trồng trọt hữu cơ thì phải có thời gian chuyển đổi là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chè hữu cơ
1,809 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chè hữu cơ Trồng trọt hữu cơ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chè hữu cơ Xem toàn bộ văn bản về Trồng trọt hữu cơ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào