Khi Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp đi vắng thì ai có quyền triệu tập cuộc họp đột xuất?
Thường trực Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp là cơ quan nào?
Theo Điều 2 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4148/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Thường trực Ban Biên tập
Cục Công nghệ thông tin là Thường trực của Ban Biên tập, giúp Ban Biên tập thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng của Ban.
Cục Công nghệ thông tin giao nhiệm vụ Thường trực Ban Biên tập cho đơn vị trực thuộc Cục. Bộ phận Thường trực làm việc theo chế độ chuyên trách, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Biên tập về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Theo quy định nêu trên thì Cục Công nghệ thông tin là Thường trực của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, giúp Ban Biên tập thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng của Ban.
Cục Công nghệ thông tin giao nhiệm vụ Thường trực Ban Biên tập cho đơn vị trực thuộc Cục.
Bộ phận Thường trực làm việc theo chế độ chuyên trách, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Biên tập về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Khi Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp đi vắng thì ai có quyền triệu tập cuộc họp đột xuất? (Hình từ Internet)
Thường trực Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4148/QĐ-BTP năm 2011 quy định Thường trực Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thu thập, tiếp nhận, biên tập, cập nhật thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử (trừ các trang thông tin thành phần của các đơn vị);
- Chuyển thành viên Ban Biên tập phụ trách lĩnh vực để phê duyệt thông tin thuộc diện cần phê duyệt hoặc xin ý kiến về việc đưa tin trong trường hợp cần thiết.
- Theo dõi và duy trì liên hệ với cộng tác viên, phối hợp với đầu mối cung cấp thông tin của các đơn vị; hướng dẫn tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
- Theo dõi tình hình tiếp nhận và xử lý thông tin, định kỳ hàng tháng lập báo cáo tổng hợp tình hình đăng tải thông tin cho Trưởng Ban Biên tập.
- Nghiên cứu, đề xuất phương án cải tiến, xây dựng quy trình thu thập, biên tập, cập nhật nhằm nâng cao hiệu quả xử lý thông tin tại khâu biên tập và cập nhật.
- Tổng hợp thống kê nhuận bút, thù lao cho việc đăng tải thông tin trên trang thông tin được phân công phụ trách trình Trưởng Ban Biên tập phê duyệt;
- Thực hiện việc chi trả nhuận bút, thù lao theo chỉ đạo của Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho các cuộc họp của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ;
- Tổng hợp, ghi biên bản các cuộc họp và thông báo kết quả cuộc họp đến các thành viên.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp giao.
Khi Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp đi vắng thì ai có quyền triệu tập cuộc họp đột xuất?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4148/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Chế độ hội họp, báo cáo
1. Ban Biên tập họp thường kỳ 3 tháng một lần. Trường hợp cần thiết, Ban biên tập họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban Thường trực trong trường hợp Trưởng ban đi vắng) hoặc đề nghị của 2/3 số thành viên.
2. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, Ban Biên tập có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ trưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban; tình hình đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo quy định nêu trên Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp họp thường kỳ 3 tháng một lần.
Trường hợp cần thiết, Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban Thường trực trong trường hợp Trưởng ban đi vắng) hoặc đề nghị của 2/3 số thành viên.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Biên tập có quyền triệu tập cuộc họp đột xuất nếu Trưởng Ban Biên tập đi vắng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?