Khi truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì có cần khai báo định danh không? Dữ liệu mở phải đáp ứng yêu cầu gì?

Khi truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì có cần khai báo định danh không? Dữ liệu mở phải đáp ứng yêu cầu gì? Lĩnh vực hoạt động nào của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử? 03 loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước là gì?

Khi truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì có cần khai báo định danh không? Dữ liệu mở phải đáp ứng yêu cầu gì?

Theo Điều 43 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:

Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Cơ quan nhà nước công bố dữ liệu mở để cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
2. Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ thông tin do cơ quan nhà nước cung cấp, được cập nhật mới nhất, có khả năng truy cập và sử dụng trên mạng Internet, bảo đảm khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được, tuân thủ định dạng mở và miễn phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trích dẫn, ghi nhận thông tin sử dụng dữ liệu mở trong sản phẩm, dịch vụ, tài liệu liên quan có sử dụng dữ liệu mở.
6. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh do việc sử dụng dữ liệu mở gây ra.
7. Chính phủ quy định chi tiết về dữ liệu mở và điều kiện bảo đảm thực hiện quy định tại Điều này.

Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở.

Ngoài ra, dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ thông tin do cơ quan nhà nước cung cấp, được cập nhật mới nhất, có khả năng truy cập và sử dụng trên mạng Internet, bảo đảm khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được, tuân thủ định dạng mở và miễn phí.

Khi truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì có cần khai báo không? Dữ liệu mở phải đáp ứng yêu cầu gì?

Khi truy cập dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thì có cần khai báo không? Dữ liệu mở phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Lĩnh vực hoạt động nào của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử?

Theo Điều 44 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử như sau:

Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử
1. Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3. Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường.
4. Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm:

- Cung cấp dịch vụ công;

- Công tác quản trị nội bộ;

- Chỉ đạo, điều hành;

- Giám sát, kiểm tra, thanh tra

03 loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước là gì?

Theo Điều 39 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:

Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước bao gồm:

- Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.

- Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

- Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
Giao dịch điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giao dịch điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
Pháp luật
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
Pháp luật
Giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự là gì? Nguyên tắc giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Khi thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì? Giao dịch điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia?
Pháp luật
Mã giao dịch điện tử là gì? Có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 137/2024 về giao dịch điện tử quy định chuyển đổi hình thức từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu thế nào?
Pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước về giao dịch điện tử bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử?
Pháp luật
Tài khoản giao dịch điện tử do ai cấp? Khi giao dịch điện tử không được thực hiện các hành vi nào?
Pháp luật
Có bắt buộc giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế? Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
209 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước Giao dịch điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào