Khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thì đơn vị phải thực hiện những công việc nào?

Tôi có câu hỏi là khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thì đơn vị phải thực hiện những công việc nào? Việc vận hành thử cơ sở này gồm bao nhiêu giai đoạn? Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Quảng Ninh.

Khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thì đơn vị phải thực hiện những công việc nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC như sau:

Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
1. Phải có các biện pháp kỹ thuật - hành chính để xác minh sự phù hợp của đặc tính kỹ thuật đạt được so với thiết kế.
2. Phải thực hiện các công việc sau:
a) Xây dựng hướng dẫn về bảo đảm an toàn bức xạ và thiết lập các mức kiểm soát;
b) Ban hành và cập nhật định kỳ hồ sơ kỹ thuật của cơ sở LPƯNC;
c) Lập và cập nhật định kỳ hồ sơ liều của nhân viên bức xạ; xây dựng và thực hiện biện pháp giảm thiểu liều và số người bị chiếu xạ;
d) Tổ chức việc bảo vệ thực thể; kiểm đếm và kiểm soát vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ và chất thải phóng xạ.

Theo đó, khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải thực hiện những công việc sau:

- Xây dựng hướng dẫn về bảo đảm an toàn bức xạ và thiết lập các mức kiểm soát;

- Ban hành và cập nhật định kỳ hồ sơ kỹ thuật của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;

- Lập và cập nhật định kỳ hồ sơ liều của nhân viên bức xạ; xây dựng và thực hiện biện pháp giảm thiểu liều và số người bị chiếu xạ;

- Tổ chức việc bảo vệ thực thể; kiểm đếm và kiểm soát vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ và chất thải phóng xạ.

Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu

Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (Hình từ Internet)

Chương trình vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
3. Phải xây dựng chương trình vận hành thử với các nội dung sau:
a) Các công đoạn chính của từng công việc trong quá trình vận hành thử;
b) Trạng thái ban đầu của cơ sở LPƯNC trước mỗi công đoạn của từng công việc trong vận hành thử;
c) Nội dung và yêu cầu đối với tài liệu ở mỗi giai đoạn của vận hành thử.

Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị phải xây dựng chương trình vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm những nội dung sau:

- Các công đoạn chính của từng công việc trong quá trình vận hành thử;

- Trạng thái ban đầu của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trước mỗi công đoạn của từng công việc trong vận hành thử;

- Nội dung và yêu cầu đối với tài liệu ở mỗi giai đoạn của vận hành thử.

Việc vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm bao nhiêu giai đoạn?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
4. Việc vận hành thử phải bao gồm các giai đoạn: hiệu chỉnh khởi động, khởi động vật lý và khởi động năng lượng.
5. Trong giai đoạn hiệu chỉnh khởi động phải kiểm tra khả năng vận hành cũng như sự phù hợp với thiết kế của từng hệ thống và tổng thể các hệ thống khi có tác động qua lại.
6. Trong giai đoạn khởi động vật lý (bao gồm cả nạp nhiên liệu vào vùng hoạt) phải kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron so với thiết kế.

Như vậy, theo quy định trên thì việc vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu gồm 3 giai đoạn: hiệu chỉnh khởi động, khởi động vật lý và khởi động năng lượng.

Vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trong giai đoạn khởi động năng lượng phải tiến hành như thế nào?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 14 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn đối với vận hành thử cơ sở LPƯNC
7. Trong giai đoạn khởi động năng lượng phải tiến hành:
a) Khảo sát ảnh hưởng của công suất và nhiệt độ đến từng đặc trưng vật lý - nơtron đã đo được ở giai đoạn khởi động vật lý;
b) Nghiên cứu đặc trưng của các kênh thí nghiệm và kênh chiếu xạ, bao gồm cả phân bố thông lượng nơtron tại lối ra các kênh ở vành phản xạ và tại các kênh trong vùng hoạt;
c) Đo tình trạng bức xạ tại địa điểm cơ sở LPƯNC.
8. Khi khởi động năng lượng, việc đưa lò phản ứng lên thông số danh định theo thiết kế phải được thực hiện theo nhiều giai đoạn với các mức công suất và khoảng thời gian xác định.
9. Tất cả các điều chỉnh sau quá trình vận hành thử phải được bổ sung vào tài liệu thiết kế - kỹ thuật, Báo cáo phân tích an toàn, tài liệu công nghệ và tài liệu vận hành cơ sở LPƯNC.

Như vậy, theo quy định trên thì vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trong giai đoạn khởi động năng lượng được tiến hành như sau:

- Khảo sát ảnh hưởng của công suất và nhiệt độ đến từng đặc trưng vật lý - nơtron đã đo được ở giai đoạn khởi động vật lý;

- Nghiên cứu đặc trưng của các kênh thí nghiệm và kênh chiếu xạ, bao gồm cả phân bố thông lượng nơtron tại lối ra các kênh ở vành phản xạ và tại các kênh trong vùng hoạt;

- Đo tình trạng bức xạ tại địa điểm cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.

Lò phản ứng hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc kiểm tra lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định ra sao?
Pháp luật
Trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân phải có thiết bị, phương pháp và kỹ thuật để đảm bảo những gì về an toàn bức xạ?
Pháp luật
Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân mà không đầy đủ các hạng mục trong thiết kế thì có được không?
Pháp luật
Vấn đề nào phải được xác định khi xây dựng lò phản ứng hạt nhân để đảm bảo an toàn bức xạ trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân?
Pháp luật
15 hạng mục phải có trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu là gì? Yêu cầu về mục tiêu bảo đảm an toàn của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như thế nào?
Pháp luật
Thiết thể cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu có cần phải phân nhóm và phân cấp an toàn hệ thống không?
Pháp luật
Khi vận hành thử cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thì đơn vị phải thực hiện những công việc nào?
Pháp luật
Quy trình đào tạo nhân viên vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được xây dựng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Trước khi chấm dứt hoạt động cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải hoàn thành những công việc nào? Khi chấm dứt hoạt động phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lò phản ứng hạt nhân
559 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lò phản ứng hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lò phản ứng hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào