Khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia được quy định ra sao?
- Khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định công bố lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia trong những trường hợp nào?
Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia như sau:
Nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ
1. Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ:
a) Khổ đường sắt;
b) Lý trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);
c) Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
d) Các quy định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
đ) Đối với các vị trí thi công được phép hạn chế tốc độ theo từng giai đoạn thi công.
2. Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt, các vị trí xung yếu phải hạn chế tốc độ trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt:
a) Tốc độ chạy tàu (km/h): Tốc độ lớn nhất cho phép; tốc độ chạy chậm;
b) Các vị trí thay đổi tốc độ;
c) Các vị trí có tốc độ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này phải ghi rõ các thông tin sau: Lý trình điểm đầu, điểm cuối; chiều dài các đoạn, khu đoạn, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ trên từng tuyến đường sắt; tên gọi theo địa danh (nếu có);
d) Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia gồm có những nội dung sau:
- Khổ đường sắt;
- Lý trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);
- Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
- Các quy định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
- Đối với các vị trí thi công được phép hạn chế tốc độ theo từng giai đoạn thi công.
Khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định yêu cầu xây dựng, cập nhật công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia như sau:
Yêu cầu xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
Ngoài các yêu cầu đối với công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại Luật Đường sắt, khi xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
2. Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
3. Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.
4. Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
5. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:
a) Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
b) Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn, tuyến chạy chung với đường sắt quốc gia.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
- Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
- Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.
- Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
- Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:
+ Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
+ Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn.
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định công bố lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xem xét, quyết định cập nhật, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trong các trường hợp sau:
a) Khi có sự thay đổi về năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Khi có sự thay đổi về phương tiện giao thông đường sắt.
2. Việc cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
3. Việc công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ sau khi cập nhật thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định công bố lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia trong những trường hợp sau đây:
- Khi có sự thay đổi về năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt;
- Khi có sự thay đổi về phương tiện giao thông đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?