Khi xây dựng lan can xe đạp thì cần đảm bảo yêu cầu về hình học và hoạt tải thiết kế của lan can như thế nào?
Lan can xe đạp là gì?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can định nghĩa về lan can xe đạp như sau:
THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
3.1 Gờ chắn bó vỉa (Barrier Curb) - Là hệ thềm phẳng hoặc khối xây nhô cao hơn mặt đường ô tô dùng để phân cách lề đi bộ và/hoặc đường xe đạp; xem Hình 2
3.2 Lan can xe đạp (Bicycle Railing) - Hệ thống lan can hoặc rào chắn, như được minh hoạ ở Hình 13.9-1 tạo sự hướng dẫn vật lý đối với người đi xe đạp qua cầu nhằm giảm tới mức tối thiểu khả năng người đi xe đạp bị rơi ra ngoài lan can.
3.3 Lan can đường đầu cầu (Bridge Approach Railing) - Hệ thống hộ lan bên mép đường, đặt trước kết cấu và được bắt với hệ thống thanh lan can cầu nhằm đề phòng xe đâm vào đầu lan can hoặc tường chắn thấp trên cầu.
3.4 Lan can dùng kết hợp (Combination Railing) - Hệ thống lan can cho xe đạp hoặc cho người đi bộ, như được minh hoạ ở Hình 11 và 12 được bổ sung thí nghiệm va xe phù hợp với hệ thống lan can hoặc rào chắn xe.
3.5 Rào chắn bê tông (Concrete Barrier) - Hệ thống lan can bằng bê tông cốt thép có một mặt về phía đường ô tô thường nhưng không phải là luôn luôn có hình dạng nâng cao an toàn.
3.6 Tường phòng hộ bê tông (Concrete Parapet) - Hệ thống lan can bằng bê tông cốt thép, thường được xét như một tường bê tông được tăng cường cốt thép một cách đầy đủ.
...
Theo đó, lan can xe đạp là hệ thống lan can hoặc rào chắn, được xây dựng nhằm tạo sự hướng dẫn vật lý đối với người đi xe đạp qua cầu nhằm giảm tới mức tối thiểu khả năng người đi xe đạp bị rơi ra ngoài lan can.
Khi xây dựng lan can xe đạp thì cần đảm bảo yêu cầu về hình học và hoạt tải thiết kế của lan can như thế nào? (Hình từ Internet)
Lan can xe đạp được dùng cho những loại cầu nào theo quy định hiện nay?
Theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can quy định chung về lan can xe đạp như sau:
LAN CAN ĐƯỜNG XE ĐẠP
9.1 TỔNG QUÁT
Các lan can xe đạp phải được dùng cho các cầu chuyên dùng được thiết kế riêng cho xe đạp đi và cho các cầu mà ở đó nhận thấy cần thiết phải bảo vệ đặc biệt cho người đi xe đạp.
...
Từ quy định trên thì các lan can xe đạp được dùng cho các cầu chuyên dùng được thiết kế riêng cho xe đạp đi.
Ngoài ra, lan can xe đạp còn được xây dựng ở các loại cầu mà ở đó nhận thấy cần thiết phải bảo vệ đặc biệt cho người đi xe đạp.
Khi xây dựng lan can xe đạp thì cần đảm bảo yêu cầu về hình học và hoạt tải thiết kế của lan can như thế nào?
Theo tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can thì khi xây dựng lan can xe đạp, phải đảm bảo các yêu cầu về hình học đối với lan can như sau:
(1) Chiều cao của lan can đường xe đạp không được nhỏ hơn 1070 mm đo từ bề mặt đường xe đạp lăn bánh. Chiều cao vùng trên và vùng dưới của lan can xe đạp phải ít nhất là 685 mm. Các vùng trên và vùng dưới phải có thanh ngang lan can có khoảng cách thỏa mãn các quy định tương ứng của tiểu mục 8.1 mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can:
- Khoảng hở tịnh giữa các cấu kiện lan can phải đảm bảo một quả cầu đường kính 150 mm không thể lọt qua.
- Khi dùng cả hai loại cấu kiện nằm ngang khoảng hở tịnh 150 mm phải áp dụng đối với phần lan can phía dưới thấp hơn 685 mm và khoảng cách trong phần phía trên phải đảm bảo một quả cầu đường kính 200 mm không thể lọt qua.
(2) Nếu thấy là cần thiết, phải bố trí thanh nẹp nhẵn hoặc mềm ốp vào lan can hoặc hàng rào với chiều cao đủ cao để không phải bạt các mấu lồi ra trong phạm vi chiều cao tay người điều khiển ghi đông xe đạp. Nếu dùng màn chắn, lưới thép hoặc một mặt đặc thì số lượng các thanh ngang lan can có thể giảm bớt.
Đối với hoạt tải thiêt kế của lan can xe đạp thì theo tiểu mục 9.3 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-13:2017 về Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can lan can xe đạp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
(1) Khi chiều cao lan can vượt quá 1370 mm tính từ bề mặt xe lăn bánh, các tải trọng thiết kế phải do người thiết kế quy định.
(2) Các tải trọng thiết kế đối với chiều cao lan can xe đạp thấp hơn 1370 mm không được nhỏ hơn các tải trọng thiết kế được quy định trong Điều 8.2.
(3) Ngoại trừ với lan can có tổng chiều cao hơn 1370 mm, thiết kế hoạt tải cho cột phải được áp dụng tại điểm 1370 mm trên mặt người đi.
(4) Vị trí tải trọng tác dụng của tải trọng phải theo như minh họa sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?