Khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo gì? Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở có những vấn đề gì cần làm rõ?
Khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo gì?
Tại Mục 2 Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban hành có quy định khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:
- Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.
- Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.
- Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.
- Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, rõ tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.
- Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.
Quy chế dân chủ ở cơ sở (Hình từ Internet)
Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở có những vấn đề gì cần chú trọng làm rõ?
Tại Mục 3 Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 có nêu về nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở những vấn đề sau đây cần được chú trọng làm rõ:
- Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí...
- Có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định.
- Có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn (như chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi, các khoản đóng góp và lập các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật...); chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân.
- Hoàn thiện cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc.
- Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, v.v.).
- Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình, nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo.
- Xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó.
Tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm thế nào khi thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở?
Tại Mục 4 Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 có quy định như sau:
Về phương châm, phương pháp thực hiện, cần chú ý:
Tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức đảng phải làm cho đảng viên thông suốt nhận thức, tư tưởng; đảng viên, nhất là các đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đảng bộ và trong nhân dân.
- Phải làm từng bước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ rồi mới triển khai mở rộng.
+ Qua tự phê bình trong nội bộ và qua phê bình nhận xét của nhân dân, biểu dương những cán bộ, đảng viên tốt, gương mẫu và xử trí những cán bộ, đảng viên có sai phạm. Việc xử trí cán bộ, đảng viên sai phạm phải nghiêm minh, có lý có tình, lấy giáo dục làm chính. Những người đã sai phạm nếu thành khẩn kiểm điểm và tích cực sửa chữa thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật; nếu ngoan cố hoặc tái phạm thì phải xử trí nghiêm khắc hơn.
Theo đó tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tổ chức đảng phải làm cho đảng viên thông suốt nhận thức, tư tưởng;
Đảng viên, nhất là các đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đảng bộ và trong nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?