Khi xây dựng xong cơ sở khám bệnh chữa bệnh truyền nhiễm thì cần phải đảm bảo những yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình ra sao?

Cho tôi hỏi Khi xây dựng xong cơ sở khám bệnh chữa bệnh truyền nhiễm thì cần phải đảm bảo những yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình ra sao? Có quy định nào nói về điều này hay không? Xin cảm ơn! - Câu hỏi của Tùng Dương (Tây Ninh).

Khi xây dựng xong cơ sở khám bệnh chữa bệnh truyền nhiễm thì cần phải đảm bảo những yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 3 Thông tư 18/2013/TT-BYT như sau:

5. Kỹ thuật hạ tầng:
...
g) Yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình:
- Kết cấu và hoàn thiện công trình:
+ Các hạng mục công trình khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm phải có kết cấu bền vững, dễ thi công xây lắp, phù hợp với điều kiện xây dựng sẵn có tại địa phương.
+ Các hạng mục công trình khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm phải được xây dựng, hoàn thiện cả nội thất, ngoại thất theo đúng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và yêu cầu riêng của các phòng chuyên ngành.
- Tường:
+ Tường trong nhà phải sơn để có thể cọ rửa được, bên ngoài sơn chống thấm.
+ Tường bên trong các phòng kỹ thuật, phòng xét nghiệm, khu rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ và phòng vệ sinh phải được sơn hoặc ốp vật liệu chịu axít, dung môi và dễ khử khuẩn.
- Sàn:
+ Sàn lát bằng gạch Ceramic, Granit, bảo đảm không trơn, trượt.
+ Sàn các phòng kỹ thuật, khu labo xét nghiệm dùng vật liệu có kích thước lớn hạn chế khe kẽ. Giao tuyến với tường vuốt tròn cạnh dễ vệ sinh chống đọng và bám bụi.
- Trần:
+ Trần thiết kế phẳng, các giao tuyến trơn, nhẵn hạn chế khe kẽ bảo đảm yêu cầu vệ sinh, cách nhiệt, cách âm, chống thấm tốt.
+ Trần sơn màu trắng.
- Cửa sổ:
+ Cửa sổ phải có khuôn, có hoa sắt bảo vệ và lưới chống côn trùng.
+ Cánh cửa lớp ngoài Pano hoặc chớp, bằng gỗ, kim loại hoặc nhựa lõi thép. Lớp trong là cửa kính để chiếu sáng tự nhiên, thông thoáng, ngăn gió lạnh.
- Cửa đi:
+ Cửa đi phải có khuôn bảo đảm độ bền vững, an toàn.
+ Cánh cửa bằng gỗ, kim loại, hoặc nhựa lõi thép kết hợp với kính.

Như vậy, khi xây dựng xong cơ sở khám bệnh chữa bệnh truyền nhiễm thì cần phải đảm bảo những yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình như sau:

(1) Kết cấu và hoàn thiện công trình;

(2) Tường;

(3) Sàn;

(4) Trần;

(5) Cửa sổ;

(6) Cửa đi;

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)

Đối với bệnh viện khám bệnh chữa bệnh truyền nhiễm thì vị trí khu đất xây dựng bệnh viện được quy định thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2013/TT-BYT như sau:

Vị trí, mặt bằng tổng thể
1. Đối với bệnh viện.
a) Vị trí khu đất xây dựng có hệ thống giao thông thuận lợi, phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định;
b) Khu đất xây dựng có hệ thống kỹ thuật hạ tầng, vệ sinh môi trường tốt;
c) Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện truyền nhiễm lấy theo quy chuẩn thiết kế bệnh viện từ 50m2/giường đến 100m2/giường, có kích thước hình học hợp lý, đủ để bố trí các hạng mục công trình sau: khối khám bệnh, khối kỹ thuật nghiệp vụ - cận lâm sàng - thăm dò chức năng, khối lưu trú bệnh nhân, khối hành chính quản trị và dịch vụ tổng hợp, khối kỹ thuật - hậu cần và công trình phụ trợ.
d) Mặt bằng tổng thể bệnh viện phải được quy hoạch theo nguyên tắc một chiều, các khu vực khám bệnh, lưu trú bệnh nhân được bố trí theo nguyên tắc bảo đảm khoảng cách ly an toàn và hạn chế giao thông nội bộ giao cắt qua;
đ) Diện tích xây dựng chiếm tối đa 35% diện tích toàn bộ khu đất;
e) Trong mặt bằng tổng thể của bệnh viện phải bố trí hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
g) Diện tích trồng cây xanh lấy bóng mát và cách ly với bên ngoài chiếm từ 35% đến 40% diện tích khu đất;
h) Bệnh viện phải có cổng và tường rào để ngăn cách, bảo vệ.
...

Như vậy, vị trí mặt bằng khu đất xây dựng bệnh viện khám bệnh chữa bệnh truyền nhiễm phải có hệ thống giao thông thuận lợi, phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định.

Khoa truyền nhiễm trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh truyền nhiễm thì phải tiến hành xây dựng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2013/TT-BYT như sau:

Vị trí, mặt bằng tổng thể
...
2. Đối với khoa truyền nhiễm và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có chức năng khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
a) Khoa truyền nhiễm trong các bệnh viện phải xây dựng ở một khu riêng biệt;
b) Vị trí khu đất xây dựng khoa có hệ thống giao thông thuận lợi, có hệ thống kỹ thuật hạ tầng, vệ sinh môi trường tốt;
c) Vị trí xây dựng khoa đặt cuối hướng gió chủ đạo, bảo đảm khoảng cách ly với các công trình xung quanh.

Như vậy, đối với khoa truyền nhiễm và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có chức năng khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm thì phải tiến hành xây dựng như sau:

(1) Khoa truyền nhiễm trong các bệnh viện phải xây dựng ở một khu riêng biệt;

(2) Vị trí khu đất xây dựng khoa có hệ thống giao thông thuận lợi, có hệ thống kỹ thuật hạ tầng, vệ sinh môi trường tốt;

(3) Vị trí xây dựng khoa đặt cuối hướng gió chủ đạo, bảo đảm khoảng cách ly với các công trình xung quanh.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
1,303 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào