Khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần có cách xử lý như thế nào?
Khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần có cách xử lý như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định xử lý khi xảy ra bạo lực học đường như sau:
Xử lý khi xảy ra bạo lực học đường
1. Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn.
2. Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định. Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân. Theo dõi, đánh giá và có biện pháp hỗ trợ thiết thực bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong thời gian tiếp theo.
4. Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý.
Căn cứ trên quy định khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần có cách xử lý như sau:
- Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn.
- Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định.
Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân.
Theo dõi, đánh giá và có biện pháp hỗ trợ thiết thực bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong thời gian tiếp theo.
- Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý.
Ai sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Theo Điều 12 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Tổ chức tuyên truyền về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của đơn vị theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 4 Thông tư này.
4. Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các hoạt động chung của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
5. Báo cáo việc thực hiện Thông tư này trong nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của đơn vị hàng năm gửi cơ quan quản lý cấp trên; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do mình quản lý.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do mình quản lý.
Khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần có cách xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Bạo lực học đường được hiểu như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP giải thích về bạo lực học đường như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Theo đó, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?