Khi xảy ra tai nạn hàng hải thì thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển gửi báo cáo loại nào cho Cảng vụ hàng hải biết?

Báo cáo tai nạn hàng hải gồm những loại nào? Khi xảy ra tai nạn hàng hải thì thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển gửi báo cáo loại nào cho Cảng vụ hàng hải biết? Báo cáo định kỳ các tai nạn hàng hải do ai lập?

Báo cáo tai nạn hàng hải gồm những loại nào?

Theo Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định báo cáo tai nạn hàng hải như sau:

- Báo cáo tai nạn hàng hải bao gồm Báo cáo khẩn, Báo cáo chi tiết, Báo cáo định kỳ theo quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Nội dung Báo cáo tai nạn hàng hải phải trung thực, chính xác, đúng thời hạn.

Tai nạn hàng hải

Tai nạn hàng hải

Báo cáo khẩn tai nạn hàng hải được thực hiện như thế nào?

Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về báo cáo khẩn như sau:

- Báo cáo khẩn thực hiện như sau:

+ Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Trường hợp những người này không thực hiện được Báo cáo khẩn thì chủ tàu hoặc đại lý tàu biển liên quan đến tai nạn có trách nhiệm báo cáo.

+ Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất khi nhận được Báo cáo khẩn hoặc biết tin về tai nạn hàng hải xảy ra có trách nhiệm chuyển ngay Báo cáo khẩn hoặc các thông tin đó cho các cơ quan, tổ chức sau đây: Cảng vụ hàng hải được giao quản lý khu vực tàu xảy ra tai nạn; Cục Hàng hải Việt Nam; Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, nếu tai nạn gây hư hỏng, làm mất tác dụng các thiết bị trợ giúp hàng hải hoặc ảnh hưởng đến an toàn hàng hải của tàu thuyền; tổ chức, cá nhân quản lý hoặc khai thác các công trình, thiết bị nếu tai nạn gây hư hỏng, thiệt hại cho các công trình, thiết bị này; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu tai nạn gây ra hoặc có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường hoặc tổn hại đến nguồn lợi thủy sản.

- Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động trong vùng biển của quốc gia khác, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo theo yêu cầu của quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn và gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam. Nếu tai nạn thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn biết để hỗ trợ giải quyết.

- Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở vùng biển quốc tế, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam.

- Báo cáo khẩn có thể được chuyển trực tiếp hoặc gửi bằng các phương thức thông tin liên lạc phù hợp.

- Đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, sau khi nhận được Báo cáo khẩn, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

- Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.

Báo cáo chi tiết tai nạn hàng hải quy định ra sao?

Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định tiếp theo Báo cáo khẩn, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi Báo cáo chi tiết theo thời hạn quy định dưới đây:

- Trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng nội thủy của Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra.

- Trường hợp không thể hoàn thành Báo cáo chi tiết trong vòng 24 giờ thì phải tiến hành báo cáo bổ sung nhưng không chậm hơn 48 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra.

- Trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, sau khi xảy ra tai nạn, tàu vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tàu vào neo đậu tại vị trí được chỉ định. Trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, tàu không vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ, kể từ khi tàu hoặc thuyền viên của tàu bị nạn đến cảng ghé đầu tiên.

- Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở vùng biển quốc tế và vùng biển của quốc gia khác, sau khi xảy ra tai nạn, tàu vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tàu vào neo đậu tại vị trí được chỉ định. Trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, tàu không vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải được gửi Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ, kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên.

Báo cáo định kỳ các tai nạn hàng hải do ai lập?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 34/2020/TT-BGTVT) quy định Cảng vụ hàng hải phải lập báo cáo bằng văn bản gửi Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về các tai nạn hàng hải, chi tiết báo cáo như sau:

- Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ các tai nạn hàng hải;

- Nội dung yêu cầu báo cáo: Thông tin liên quan đến các tai nạn hàng hải theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

- Tần suất báo cáo: Định kỳ 6 tháng và hàng năm:

- Thời hạn gửi báo cáo: Thời hạn gửi báo cáo 6 tháng: Trước ngày 17 tháng 6 hàng năm, Cảng vụ hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Trước ngày 22 tháng 6 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Báo cáo 6 tháng cuối năm được thay thế bằng báo cáo năm; Thời hạn gửi báo cáo hàng năm: Trước ngày 17 tháng 12 hàng năm, Cảng vụ hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Trước ngày 22 tháng 12 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

- Thời gian chốt số liệu báo cáo: Đối với báo cáo định kỳ 6 tháng được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ hàng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;

- Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy khi có tai nạn hàng hải xảy ra thì thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi báo cáo khẩn cho Cảng vụ hàng hải biết, sau đó mới gửi báo cáo chi tiết về vụ tai nạn hàng hải. Báo cáo định kỳ hàng hải sẽ do Cảng vụ hàng hải lập gửi Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về các tai nạn hàng hải.

Tai nạn hàng hải
Cảng vụ hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết không?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải thực hiện thông báo hàng hải nào? Nội dung của thông báo hàng hải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thuyền viên Cảng vụ hàng hải khi chuyển công tác có phải nộp lại toàn bộ phù hiệu đã được cấp không?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong trong công tác quản lý hoạt động hàng hải?
Pháp luật
Không cung cấp cho Cảng vụ hàng hải số liệu độ sâu vùng nước trước cầu cảng định kỳ theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vận tải biển và dịch vụ hàng hải?
Pháp luật
Thủ tục thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển được thực hiện như thế nào? Quy định của Bộ luật ISPS về đánh giá an ninh cảng biển ra sao?
Pháp luật
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng thì thiệt hại của các tàu được xử lý ra sao?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Cảng vụ Hàng hải trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn hàng hải
3,232 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn hàng hải Cảng vụ hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn hàng hải Xem toàn bộ văn bản về Cảng vụ hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào