Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì việc khai báo tai nạn lao động được quy định như thế nào?
- Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì việc khai báo tai nạn lao động được quy định như thế nào?
- Hành vi không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện tai nạn lao động có bị xử phạt không?
- Quyền và nghĩa vụ về an toàn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì việc khai báo tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về khai báo tai nạn lao động thì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì việc khai báo tai nạn lao động được thực hiện như sau:
- Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động.
- Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP tải về.
Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì việc khai báo tai nạn lao động được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện tai nạn lao động có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
....
Theo đó, hành vi không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện tai nạn lao động là hành vi vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Lưu ý: mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì áp dụng mức xử phạt gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quyền và nghĩa vụ về an toàn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì quyền và nghĩa vụ về an toàn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được quy định như sau:
* Quyền của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động:
- Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
- Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động:
- Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
- Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?