Khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi có bắt buộc phải có mặt đại diện của nhà trường nơi bị cáo học tập hay không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi?
- Thẩm phán được phân công xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi phải đáp ứng điều kiện gì?
- Xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi có bắt buộc phải có mặt đại diện của nhà trường nơi bị cáo học tập hay không?
- Đại diện nhà trường nơi bị cáo là người dưới 18 tuổi học tập không tham gia thì phiên tòa có bị hoãn không?
Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:
“Điều 3. Thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự sau đây:
1. Vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi.
2. Vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.”
Như vậy, đối với vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì cơ quan có thẩm quyền xét xử là Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi có bắt buộc phải có mặt đại diện của nhà trường nơi bị cáo học tập hay không?
Thẩm phán được phân công xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 6 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về việc phân công Thẩm phán, Hội thẩm như sau:
“Điều 6. Phân công Thẩm phán, Hội thẩm
Khi giải quyết vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán, Hội thẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Thẩm phán là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
2. Có 01 Hội thẩm là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.”
Như vậy, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi phải bảo đảm thẩm phán phải là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi có bắt buộc phải có mặt đại diện của nhà trường nơi bị cáo học tập hay không?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Những người sau đây phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án:
a) Người đại diện của người dưới 18 tuổi;
b) Đại diện nhà trường nơi người dưới 18 tuổi học tập;
c) Đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi lao động, sinh hoạt.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, đại diện nhà trường nơi bị cáo là người dưới 18 tuổi học tập phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án.
Đại diện nhà trường nơi bị cáo là người dưới 18 tuổi học tập không tham gia thì phiên tòa có bị hoãn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan, tổ chức như sau:
“2. Trường hợp những người được quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt lần thứ hai vì lý do bất khả kháng, do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ hai không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan nhưng để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể hoãn phiên tòa.”
Như vậy, nếu đại diện nhà trường nơi bị cáo là người dưới 18 tuổi học tập vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt lần thứ hai vì lý do bất khả kháng, do trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, nếu đại diện nhà trường nơi bị cáo học tập vắng mặt lần thứ hai không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan nhưng để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể hoãn phiên tòa.
Trên đây là những quy định hiện hành liên quan đến sự có mặt của đại diện của nhà trường nơi bị cáo là người dưới 18 tuổi học tập khi xét xử vụ án hình sự, phiên tòa xét xử được thực hiện như thế nào khi vắng mặt đại diện nhà trường nơi bị cáo học tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?