Kho vật chứng có cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính?

Công an huyện tôi muốn xây dựng một kho vật chứng để bảo quản, lưu giữ những vật chứng thu thập được nhằm phục vụ công tác điều tra. Tôi muốn hỏi hồ sơ, trình tự xin xây dựng mới một kho vật chứng như vậy có khó hay không? Kho vật chứng cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính? Vì tôi đang không có việc làm nên muốn xin làm bảo vệ kho vật chứng. Vui lòng cung cấp giúp tôi một số thông tin trên. Xin cảm ơn.

Kho vật chứng có cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính?

Bảo vệ kho vật chứng

Kho vật chứng có cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính?

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) quy định về tổ chức kho vật chứng như sau:

- Để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự do các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân và do Viện Kiểm sát nhân dân thụ lý giải quyết, mỗi công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là công an cấp huyện) tổ chức một kho vật chứng, do đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; mỗi công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là công an cấp tỉnh) tổ chức một kho vật chứng, do Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; ở Bộ Công an tổ chức một kho vật chứng, do Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý.

- Giám đốc công an cấp tỉnh căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ đã được Bộ ấn định cho địa phương, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định số lượng cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý kho vật chứng ở địa phương mình, theo hướng mỗi kho vật chứng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng). Thủ kho vật chứng ở Công an cấp tỉnh do Giám đốc công an cấp tỉnh quyết định trong số cán bộ của Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; thủ kho vật chứng ở công an cấp huyện do Trưởng công an cấp huyện quyết định trong số cán bộ của đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.

- Cục trưởng Cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định cán bộ, chiến sĩ cụ thể của Cục mình làm công tác quản lý kho vật chứng, theo hướng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng).

- Kho vật chứng phải được bố trí lực lượng để bảo vệ 24/24 giờ trong ngày.

- Những kho vật chứng đã được xây đựng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Quy chế quản lý kho vật chứng và phù hợp yêu cầu thực tế thì giữ nguyên trạng và tiếp tục sử dụng làm kho vật chứng, song vẫn phải làm thủ tục quyết định thành lập kho vật chứng. Những kho vật chứng đã được xây dựng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, không phù hợp yêu cầu thực tế hoặc những nơi chưa có kho vật chứng, thì phải lập hồ sơ đề nghị thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy kho vật chứng phải được bố trí lực lượng bảo vệ 24/24 giờ trong ngày, không phải chỉ bảo vệ vào giờ hành chính vì đây là vật chứng dùng để phục vụ quá trình giải quyết vụ án nên có vai trò, giá trị quan trọng và cần được bảo vệ một cách tối đa.

Hồ sơ xin phép xây dựng kho vật chứng gồm những thành phần nào?

Căn cứ mục a Điều 2 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) quy định về hồ sơ đề nghị xây dựng mới kho vật chứng gồm những thành phần sau:

- Công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an của Giám đốc công an cấp tỉnh (đối với các kho vật chứng ở công an địa phương) hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục II (đối với kho vật chứng ở Bộ), nêu rõ nơi thành lập, xây dựng, sửa chữa, cải tạo và quy mô kho vật chứng; dự kiến kinh phí xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo...;

- Quyết định cấp đất của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền (trừ trường hợp kho được xây dựng trên diện tích đất hiện đang thuộc quyền sử dụng của cơ quan công an);

- Hồ sơ thiết kế xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Dự kiến phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết trang bị cho kho vật chứng;

- Ý kiến bằng văn bản của Tổng cục II, Tổng cục III, Tổng cục IV, Tổng cục VI và của V22 về đề nghị thành lập, xây dựng, sửa chữa, cải tạo kho vật chứng;

- Các tài liệu khác có liên quan.

Xin phép xây dựng mới kho vật chứng được thực hiện theo trình tự nào?

Trình tự xin thành lập, sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới kho vật chứng được quy định tại mục b Điều 2 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) cụ thể như sau:

- Ở địa phương, công an các cấp nơi cần thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng thì phải lập hồ sơ đề nghị. Hồ sơ được gửi về công an cấp tỉnh để tập hợp. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp, hoàn thiện hồ sơ của công an các đơn vị, địa phương mình, làm công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an và gửi kèm theo hồ sơ về Tổng cục II. Sau khi nhận được công văn và hồ sơ đề nghị, Tổng cục II có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Tổng cục III, Tổng cục IV, Tổng cục VI và V22 tiến hành xem xét, thẩm định và trình Bộ trưởng quyết định.

- Ở Bộ, Tổng cục II lập hồ sơ về việc thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng; đồng thời, chủ trì phối hợp với Tổng cục III, Tổng cục IV, Tổng cục VI và V22 đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng ở Bộ Công an.

Như vậy, kho vật chứng cần được bố trí lực lượng để bảo vệ 24/24 giờ trong ngày. Trường hợp muốn xây dựng mới một kho vật chứng, cơ quan, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng theo trình tự nêu trên.

Vật chứng
Kho vật chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chiếc xe là vật chứng của vụ án trộm cắp tài sản thì chủ sở hữu có lấy lại được không?
Pháp luật
Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự theo Nghị định 142/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Trách nhiệm của Thủ kho cán bộ quản lý nhân viên kho vật chứng và tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào?
Pháp luật
Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào?
Pháp luật
Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Công an nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào?
Pháp luật
Điều kiện kho vật chứng và tài liệu đồ vật theo Nghị định 142/2024 như thế nào? Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu đồ vật?
Pháp luật
Hướng dẫn bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Pháp luật
Quy trình nhập xuất vật chứng tài liệu đồ vật theo Nghị định 142/2024 áp dụng từ 01 01 2025 thế nào?
Pháp luật
Bị giữ xe máy để điều tra vụ án ma túy khi nào được trả lại? Việc bảo quản vật chứng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không? Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần?
Pháp luật
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật chứng
964 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật chứng Kho vật chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật chứng Xem toàn bộ văn bản về Kho vật chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào