Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng không?
Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ khoa Cấp cứu
1. Chức năng, nhiệm vụ chung
a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện;
b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép;
c) Tổ chức làm việc theo ca đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II; thuờng trực theo quy định đối với bệnh viện hạng III, IV và chưa xếp hạng;
d) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;
đ) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện;
e) Phối hợp chặt chẽ với trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu;
g) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng;
h) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ; chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.
...
Theo đó, chức năng và nhiệm vụ chung khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa như sau:
- Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện;
- Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép;
- Tổ chức làm việc theo ca đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II; thuờng trực theo quy định đối với bệnh viện hạng III, IV và chưa xếp hạng;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;
- Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện;
- Phối hợp chặt chẽ với trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu;
- Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng;
- Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ; chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.
Như vậy, khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng theo quy định trên.
Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II (Hình từ Internet)
Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II có những nhiệm vụ cụ thể nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 8 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ khoa Cấp cứu
...
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và các phòng khám khác
- Giải quyết các cấp cứu thông thường;
- Các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn thì xử trí cấp cứu ban đầu rồi mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
b) Khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc của bệnh viện đa khoa hạng III, IV và chưa xếp hạng
- Giải quyết các cấp cứu thông thường;
- Tiếp tục cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh tuyến trước chuyển về, người bệnh nặng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện;
- Các trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên.
c) Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II
- Giải quyết các cấp cứu, trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên;
- Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tiếp nhận các cấp cứu hàng loạt;
d) Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt
- Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí những người bệnh vào cấp cứu hoặc người bệnh vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;
- Phối hợp cùng khoa hồi sức tích cực, khoa chống độc trong công tác cấp cứu tai nạn, thảm hoạ và ngộ độc hàng loạt;
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng.
Theo quy định của quy chế nêu trên, nhiệm vụ cụ thể của khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II như sau:
- Giải quyết các cấp cứu, trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên;
- Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tiếp nhận các cấp cứu hàng loạt;
Bệnh viện đa khoa hạng II ngoài khoa Cấp cứu còn phải thành lập các khoa nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định như sau:
Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện
1. Đối với bệnh viện đa khoa
a) Bệnh viện hạng đặc biệt thành lập: khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Chống độc;
b) Bệnh viện vùng hạng I thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Chống độc;
c) Bệnh viện hạng I, II phải thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Ngoài ra, tại một số khoa có buồng cấp cứu theo nhu cầu cụ thể của bệnh viện;
d) Bệnh viện hạng III, IV và chưa xếp hạng phải thành lập khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc.
...
Theo đó, bệnh viện hạng II phải thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Ngoài ra, tại một số khoa có buồng cấp cứu theo nhu cầu cụ thể của bệnh viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên? Đặc điểm tâm sinh lý vị thành niên? Dấu hiệu dậy thì thời kỳ vị thành niên ở nam và nữ?
- 09 Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể theo Nghị định 98? Cách ghi Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể?
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải là nền tảng để triển khai các hoạt động chuyển đổi số không?
- Intersex là gì? 03 giai đoạn lứa tuổi vị thành niên? Nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên theo Bộ Y tế?