Khoa Nội, khoa Ngoại phải được bố trí ở vị trí nào trong Bệnh viện đa khoa? Một số yêu cầu về thiết kế phòng cháy chữa cháy trong Bệnh viện đa khoa phải tuân thủ là gì?
Khoa Nội, khoa Ngoại phải được bố trí ở vị trí nào trong Bệnh viện đa khoa?
Theo Mục 6.3.4, Mục 6.3.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế quy định như sau:
6.3.4. Khoa Nội
6.3.2.1. Khoa Nội phải bố trí ở vị trí trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh và làm các xét nghiệm lâm sàng.
6.3.2.2. Các Khoa thuộc chuyên khoa Nội: Nội tổng quát, Nội tim mạch, Nội tiêu hóa, Nội cơ - xương - khớp, Nội thận - tiết niệu, Nội tiết, Dị ứng, Lao, Da liễu, Thần kinh, Tâm thần, Lão học. Khi thiết kế khoa Nội cần tuân thủ các quy định chung tại mục này và các yêu cầu đặc thù khác (nếu có)
6.3.2.3. Phòng điều trị trong Khoa Thần kinh phải tách riêng: Bệnh thần kinh chung, thần kinh nhiễm khuẩn. Bệnh thần kinh nhiễm khuẩn phải được bố trí ở khu vực riêng và buồng bệnh được thiết kế như buồng bệnh Khoa Truyền nhiễm.
6.3.2.4. Bệnh phòng Khoa Tâm thần bố trí riêng và được chia thành các buồng nhỏ cho người bệnh theo bệnh lý, có buồng sinh hoạt, giải trí cho người bệnh đã qua giai đoạn cấp tính.
6.3.2.5. Chỉ tiêu diện tích tối thiểu các phòng Trưởng khoa, Bác sỹ, y tá, hành chính khoa... tính như chỉ tiêu diện tích các phòng nghiệp vụ trong đơn nguyên điều trị nội trú. Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Nội được lấy theo quy định trong Bảng 8.
6.3.5. Khoa Ngoại
6.3.5.1. Khoa Ngoại phải được bố trí liên hoàn, thuận tiện cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận chuyển bệnh nhân.
6.3.5.2. Chỉ tiêu diện tích các phòng Trưởng Khoa, Bác sỹ, y tá, hành chính khoa... tính như chỉ tiêu diện tích các phòng nghiệp vụ trong đơn nguyên điều trị nội trú được quy định tại Bảng 8.
6.3.5.3. Các Khoa thuộc chuyên khoa Ngoại; Ngoại tổng quát, Ngoại thần kinh, Ngoại lồng ngực, Ngoại tiêu hóa, Ngoại thận - tiết niệu, Chấn thương chỉnh hình, Bỏng. Khi thiết kế khoa Ngoại cần tuân thủ các quy định chung tại mục này và các yêu cầu đặc thù khác (nếu có).
Theo đó, Khoa Nội phải bố trí ở vị trí trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh và làm các xét nghiệm lâm sàng.
Còn Khoa Ngoại phải được bố trí liên hoàn, thuận tiện cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận chuyển bệnh nhân.
Bệnh viện đa khoa (Hình từ Internet)
Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa gồm các bộ phận nào?
Căn cứ theo Mục 6.3.12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định như sau:
6.3.12. Khoa Cấp cứu
6.3.12.1. Khoa Cấp cứu gồm các bộ phận:
- Bộ phận kỹ thuật: đón nhận phân loại, không gian cấp cứu, khu vực chẩn đoán (xét nghiệm nhanh, Xquang di động), không gian làm thủ thuật can thiệp.
- Bộ phận phụ trợ: dụng cụ - thuốc, rửa tiệt trùng, kho (sạch, bẩn), hành chính, giao ban, đào tạo, trực, nhân viên, vệ sinh/tắm/thay đồ, trưởng khoa.
6.3.12.2. Bộ phận cấp cứu ban đầu phải được bố trí ở tầng trệt, gần cổng chính của bệnh viện và biệt lập với Khoa Khám bệnh, kế cận các khoa cận lâm sàng, có ô tô trực cấp cứu, bao gồm: bộ phận tiếp đón và bộ phận tạm lưu cấp cứu (khoảng 20 giường tạm lưu cấp cứu để giải quyết tại chỗ các cấp cứu đưa từ bên ngoài vào). Phải bố trí chỗ trực cho một kíp cấp cứu.
6.3.12.3. Bên cạnh khu tiếp nhận phải có phòng chờ với ghế ngồi cho gia đình bệnh nhân. Chỉ tiêu diện tích xem 6.2.6. Phòng phân loại bệnh nhân bố trí cạnh bộ phận trực tiếp đón.
6.3.12.4. Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường phải bố trí ít nhất từ 10 giường lưu đến trên 20 giường lưu và nên bố trí 10 giường /đơn nguyên.
6.3.12.5. Diện tích các phòng trong Khoa cấp cứu được quy định trong Bảng 17.
Như vậy, Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa gồm các bộ phận sau đây:
- Bộ phận kỹ thuật: đón nhận phân loại, không gian cấp cứu, khu vực chẩn đoán (xét nghiệm nhanh, Xquang di động), không gian làm thủ thuật can thiệp.
- Bộ phận phụ trợ: dụng cụ - thuốc, rửa tiệt trùng, kho (sạch, bẩn), hành chính, giao ban, đào tạo, trực, nhân viên, vệ sinh/tắm/thay đồ, trưởng khoa.
Một số yêu cầu về thiết kế phòng cháy chữa cháy trong Bệnh viện đa khoa phải tuân thủ là gì?
Tại Mục 7.8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định yêu cầu về thiết kế phòng cháy chữa cháy như sau:
Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chống cháy
7.8.1. Khi thiết kế phòng cháy chống cháy phải tuân theo các quy định trong TCVN 2622, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [10] và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đối với Bệnh viện đa khoa cao tầng tham khảo TCVN 6160.
7.8.2. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện và vật liệu xây dựng được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.
7.8.3. Khoảng cách tối đa từ cửa đi các phòng đến lối thoát nạn gần nhất phải đảm bảo:
- Các phòng ở giữa hai lối thoát nạn: không lớn hơn 30 m;
- Các phòng có lối ra hành lang cụt: không lớn hơn 25 m;
CHÚ THÍCH: Đối với các không gian rộng, hành lang dài tùy theo yêu cầu cần bố trí cửa ngăn cháy để đảm bảo an toàn.
7.4.8. Phải có đủ lối tiếp cận từ bên ngoài để các thiết bị chữa cháy tới gần công trình và sử dụng hiệu quả.
Đường cho các xe chữa cháy và xe chữa cháy chuyên dùng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chiều rộng của mặt đường không nhỏ hơn 4,0 m cho mỗi làn xe, Chiều cao của khoảng tĩnh không, không nhỏ hơn 4,25 m;
- Đường cụt dùng cho một làn xe không được dài quá 100 m, cuối đường phải có bãi quay xe. Kích thước bãi quay xe được quy định như sau:
+ Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 17 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường;
+ Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 15 m;
+ Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 15 m;
+ Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước Không nhỏ hơn 5 m x 20 m.
7.8.5. Trong trường hợp bố trí 2 cầu thang ở cùng một sảnh thì một cầu thang phải có lối thoát trực tiếp với bên ngoài.
7.8.6. Hành lang, phòng đệm, sảnh phải lắp hệ thống thông gió, hút khói. Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy.
7.8.7. Khi thang bộ được sử dụng kết hợp làm thang thoát hiểm thì buồng thang phải là buồng thang kín, dùng vật liệu chống cháy có giới hạn chịu lửa 2 h và phải có cửa chống cháy và hệ thống quạt điều áp ngăn khói. Quạt điều áp ngăn khói phải đảm bảo áp lực dương 20 Pa trên mặt tường để chống tràn khói vào trong cầu thang và dễ đóng lại cửa chống cháy.
7.8.8. Phải thiết kế biển báo ở lối thoát nạn, nơi dễ gây nguy hiểm và được chiếu sáng với độ rọi không nhỏ hơn 1 lux ít nhất là 1,5 h bảo đảm an toàn sử dụng và thoát hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?