Khoa Vi sinh thực hiện chức năng xét nghiệm vi sinh vật nào trong bệnh viện? Có bao nhiêu nhóm vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm được phân loại?
Khoa Vi sinh thực hiện chức năng xét nghiệm vi sinh vật nào trong bệnh viện?
Khoa Vi sinh thực hiện chức năng xét nghiệm vi sinh vật nào trong bệnh viện? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 33/2016/TT-BYT quy định như sau:
Chức năng của khoa Vi sinh
1. Khoa Vi sinh là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Vi sinh có chức năng thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm xác định nhiễm vi sinh vật gây bệnh bao gồm: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng theo phân tuyến chuyên môn kĩ thuật và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
2. Tham gia bảo đảm an toàn sinh học và an ninh sinh học cho các thành viên trong khoa, môi trường bệnh viện và môi trường xung quanh bệnh viện.
Theo đó, khoa Vi sinh là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Vi sinh thực hiện chức năng xét nghiệm vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm bệnh sau đây trong bệnh viện theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật xét nghiệm, cụ thể:
+ Vi khuẩn;
+ Vi rút;
+ Kí sinh trùng.
Ngoài ra, khoa Vi sinh còn có chức năng là tham gia bảo đảm an toàn sinh học và an ninh sinh học cho các thành viên trong khoa, môi trường bệnh viện và môi trường xung quanh bệnh viện.
Có bao nhiêu nhóm vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm bệnh được phân loại?
Theo Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại các vi sinh vật theo nhóm nguy cơ
1. Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi, bao gồm prion, vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm. Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 04 nhóm:
a) Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;
b) Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
c) Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
d) Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh Mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ.
Theo đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định nhóm vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm được phân loại thành 04 nhóm, cụ thể:
+ Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;
+ Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
+ Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
+ Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Yêu cầu đối với kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật của khoa Vi sinh được quy định như nào?
Theo Điều 13 Thông tư 33/2016/TT-BYT quy định như sau:
Thực hiện các kỹ thuật và trả kết quả xét nghiệm vi sinh
1. Tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật, ưu tiên các xét nghiệm trong trường hợp cấp cứu và tính đặc thù của xét nghiệm cần được làm kịp thời.
a) Thực hiện kỹ thuật bảo đảm độ chính xác, tin cậy. Có sổ theo dõi tiến trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kết quả xét nghiệm phải được ghi rõ ràng, đầy đủ vào phiếu xét nghiệm và Sổ theo dõi xét nghiệm vi sinh quy định theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh cơ bản thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước khi trả kết quả xét nghiệm, Trưởng khoa hoặc cán bộ được phân công kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và ký kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay cho kỹ thuật viên trưởng hoặc Trưởng khoa để đối chiếu với lâm sàng, khi cần phải xét nghiệm lại.
3. Trả kết quả xét nghiệm đầy đủ, đúng thời gian quy định. Sổ trả kết quả xét nghiệm vi sinh theo mẫu Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Mẫu bệnh phẩm sau khi làm xét nghiệm được lưu và hủy theo quy định của từng loại bệnh phẩm.
5. Kết quả xét nghiệm trong trường hợp cấp cứu do điều dưỡng khoa lâm sàng trực tiếp đến lấy tại khoa Vi sinh hoặc bộ phận xét nghiệm vi sinh.
6. Thực hiện việc thường trực theo sự phân công.
Theo đó, đối với việc thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật của khoa Vi sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
(1) Tiến hành làm các xét nghiệm vi sinh vật theo đúng quy trình kỹ thuật, ưu tiên các xét nghiệm vi sinh vật trong trường hợp cấp cứu và tính đặc thù của xét nghiệm cần được làm kịp thời.
+ Thực hiện kỹ thuật bảo đảm độ chính xác, tin cậy. Có sổ theo dõi tiến trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 33/2016/TT-BYT;
+ Kết quả xét nghiệm vi sinh vật phải được ghi rõ ràng, đầy đủ vào phiếu xét nghiệm và Sổ theo dõi xét nghiệm vi sinh vật quy định theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 33/2016/TT-BYT;
+ Các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật cơ bản thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 33/2016/TT-BYT.
(2) Trước khi trả kết quả xét nghiệm vi sinh vật, Trưởng khoa hoặc cán bộ được phân công kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và ký kết quả xét nghiệm.
Trong trường hợp kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay cho kỹ thuật viên trưởng hoặc Trưởng khoa để đối chiếu với lâm sàng, khi cần phải xét nghiệm vi sinh vật lại.
(3) Trả kết quả xét nghiệm đầy đủ, đúng thời gian quy định. Sổ trả kết quả xét nghiệm vi sinh vật theo mẫu Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 33/2016/TT-BYT.
(4) Mẫu bệnh phẩm sau khi làm xét nghiệm vi sinh vật được lưu và hủy theo quy định của từng loại bệnh phẩm.
(5) Kết quả xét nghiệm vi sinh vật trong trường hợp cấp cứu do điều dưỡng khoa lâm sàng trực tiếp đến lấy tại khoa Vi sinh hoặc bộ phận xét nghiệm vi sinh.
(6) Thực hiện việc thường trực theo sự phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?