Khoa Vi sinh trong bệnh viện gồm có bao nhiêu bộ phận chính? Hoạt động chuyên môn của khoa Vi sinh trong bệnh viện cần đáp ứng yêu cầu nào?

Xin chào, tôi muốn hỏi pháp luật hiện hành quy định khoa Vi sinh trong bệnh viện gồm có bao nhiêu bộ phận chính? Hoạt động chuyên môn của khoa Vi sinh trong bệnh viện cần đáp ứng yêu cầu nào? - Câu hỏi của anh Thanh Tuấn (Vĩnh Long).

Khoa Vi sinh trong bệnh viện gồm có bao nhiêu bộ phận chính?

khoa Vi sinh xét nghiệm vi sinh vật

Hoạt động chuyên môn của khoa Vi sinh trong bệnh viện cần đáp ứng yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 7 Thông tư 33/2016/TT-BYT quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của khoa
1. Tùy theo điều kiện cụ thể, Bệnh viện thành lập khoa Vi sinh hoặc bộ phận Vi sinh của khoa Xét nghiệm, khoa Hóa sinh - Vi sinh, khoa Huyết học - Vi sinh, khoa Vi sinh - Miễn dịch và bố trí người làm việc phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Khoa Vi sinh phải có các bộ phận chính sau đây:
a) Bộ phận sản xuất, bảo quản môi trường, sinh phẩm và hóa chất phục vụ xét nghiệm;
b) Bộ phận xử lý bệnh phẩm, bảo quản sinh phẩm, hóa chất và hấp rửa, khử khuẩn;
c) Bộ phận xét nghiệm vi khuẩn (nhận bệnh phẩm, nhuộm soi, nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng vi khuẩn hoặc bệnh phẩm);
d) Bộ phận xét nghiệm vi rút (nhận bệnh phẩm, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng hoặc bệnh phẩm);
đ) Bộ phận xét nghiệm ký sinh trùng (nhận bệnh phẩm, nhuộm soi, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng hoặc bệnh phẩm).

Theo đó, khoa Vi sinh trong bệnh viện gồm có 05 bộ phận chính, cụ thể:

+ Bộ phận sản xuất, bảo quản môi trường, sinh phẩm và hóa chất phục vụ xét nghiệm;

+ Bộ phận xử lý bệnh phẩm, bảo quản sinh phẩm, hóa chất và hấp rửa, khử khuẩn;

+ Bộ phận xét nghiệm vi khuẩn (nhận bệnh phẩm, nhuộm soi, nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng vi khuẩn hoặc bệnh phẩm);

+ Bộ phận xét nghiệm vi rút (nhận bệnh phẩm, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng hoặc bệnh phẩm);

+ Bộ phận xét nghiệm ký sinh trùng (nhận bệnh phẩm, nhuộm soi, miễn dịch, sinh học phân tử, giữ chủng hoặc bệnh phẩm).

Hoạt động chuyên môn của khoa Vi sinh trong bệnh viện cần đáp ứng yêu cầu nào?

Theo Điều 6 Thông tư 33/2016/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu về hoạt động chuyên môn của khoa Vi sinh
1. Khoa vi sinh được bố trí riêng biệt hoặc nằm trong khu xét nghiệm, thuận tiện cho hoạt động chuyên môn, bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sắp xếp các phòng của khoa liên hoàn, một chiều, hợp lý để bảo đảm công tác chuyên môn và an toàn sinh học, tránh lây nhiễm;
b) Có nơi nhận bệnh phẩm, nơi khử khuẩn;
c) Buồng vệ sinh, buồng tắm có đủ nước sạch, nước nóng cho người làm việc thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trước khi ra về;
d) Có nơi thường trực để nhận và thực hiện các xét nghiệm cấp cứu.
2. Việc thiết kế, xây dựng phòng xét nghiệm phải bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

Theo đó, hoạt động chuyên môn xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh của khoa Vi sinh nằm trong khu xét nghiệm của bệnh viện cần đáp ứng yêu cầu sau đây:

+ Sắp xếp các phòng của khoa liên hoàn, một chiều, hợp lý để bảo đảm công tác chuyên môn và an toàn sinh học, tránh lây nhiễm;

+ Có nơi nhận bệnh phẩm, nơi khử khuẩn;

+ Buồng vệ sinh, buồng tắm có đủ nước sạch, nước nóng cho người làm việc thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trước khi ra về;

+ Có nơi thường trực để nhận và thực hiện các xét nghiệm cấp cứu.

Lưu ý: Việc thiết kế, xây dựng phòng xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh nằm trong khu xét nghiệm của bệnh viện phải bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định 103/2016/NĐ-CP.

Cấp độ an toàn sinh học của phòng xét nghiệm vi sinh vật được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 103/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học
1. Cơ sở xét nghiệm được phân loại theo 04 cấp độ an toàn sinh học như sau:
a) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm khác nhưng đã được xử lý và không còn khả năng gây bệnh;
b) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2 quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3, nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II;
c) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III;
d) Cơ sở quy định tại các điểm a, b, c khoản này được phép bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người, các mẫu khác từ người có chứa hoặc có khả năng chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người, các chủng vi sinh vật, mẫu có chứa vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người nếu có các trang thiết bị bảo quản mẫu bệnh phẩm và các quy định về thực hành chuẩn liên quan đến việc lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm.

Theo đó, phòng xét nghiệm vi sinh vật được phân loại theo 04 cấp độ an toàn sinh học như sau:

+ Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm khác nhưng đã được xử lý và không còn khả năng gây bệnh;

+ Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2 quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3, nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II;

+ Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III.

Khoa Vi sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khoa Vi sinh trong bệnh viện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ai? Bác sỹ xét nghiệm của khoa này có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Khoa Vi sinh thực hiện chức năng xét nghiệm vi sinh vật nào trong bệnh viện? Có bao nhiêu nhóm vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm được phân loại?
Pháp luật
Khoa Vi sinh trong bệnh viện gồm có bao nhiêu bộ phận chính? Hoạt động chuyên môn của khoa Vi sinh trong bệnh viện cần đáp ứng yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoa Vi sinh
1,891 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoa Vi sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoa Vi sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào