Khoản bảo đảm quốc gia được hiểu là như thế nào? Khoản bảo đảm quốc gia được thực hiện bằng hình thức nào?
Khoản bảo đảm quốc gia là gì?
Khoản bảo đảm quốc gia được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP thì khoản bảo đảm quốc gia là nghĩa vụ tài chính mà tổ chức bảo hiểm trong nước cam kết với Liên đoàn các Phòng Thương mại Thế giới (WCF) sử dụng để chi trả cho cơ quan hải quan nước tạm quản, khi chủ sổ ATA vi phạm pháp luật tại nước tạm quản trong trường hợp cơ quan bảo đảm tại Việt Nam từ chối chi trả hoặc khoản bảo đảm không đủ để chi trả cho cơ quan hải quan nước tạm quản.
Khoản bảo đảm quốc gia được cơ quan bảo đảm tại Việt Nam là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (sau đây gọi là VCCI) thực hiện khi tham gia dây chuyền bảo lãnh quốc tế để triển khai cơ chế tạm quản tại Việt Nam bằng hình thức bảo hiểm bảo lãnh.
Khoản bảo đảm quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Khoản bảo đảm quốc gia được thực hiện bằng hình thức nào?
Khoản bảo đảm quốc gia được thực hiện bằng hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 64/2020/NĐ-CP như sau:
Quản lý khoản bảo đảm quốc gia
1. Khoản bảo đảm quốc gia được thực hiện bằng hình thức bảo hiểm bảo lãnh.
2. VCCI là tổ chức thỏa thuận và ký hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh với doanh nghiệp bảo hiểm. VCCI có nghĩa vụ nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Phí bảo hiểm bảo lãnh hàng năm được ngân sách nhà nước cấp cho VCCI theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì khoản bảo đảm quốc gia được thực hiện bằng hình thức bảo hiểm bảo lãnh.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul?
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 64/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các nội dung được giao tại Nghị định này;
b) Chủ trì xây dựng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để đảm bảo công tác theo dõi, thống kê và quản lý đối với hàng tạm quản;
c) Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, kê khai, quản lý và sử dụng phí hải quan cấp sổ ATA theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
d) Cung cấp thông tin về chính sách thuế, trị giá và các chính sách khác có liên quan đối với hàng hóa dự kiến tạm nhập vào Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của VCCI.
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chịu trách nhiệm:
a) Thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản từ khoản bảo đảm của chủ sổ ATA theo quy định tại Nghị định này;
b) Chịu trách nhiệm cập nhập và cung cấp thông tin về Biểu thuế nhập khẩu và thuế khác, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập theo quy định của pháp luật cho Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và Hội đồng Phòng Thương mại quốc tế (IBCC);
c) Cung cấp cho Tổng cục Hải quan danh sách các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia Công ước Istanbul và tên cơ quan, tổ chức cấp sổ ATA;
d) Trao đổi với cơ quan, tổ chức cấp sổ ATA thuộc một trong các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ quy định tại điểm c khoản này trong trường hợp Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập có nghi ngờ và đề nghị VCCI xác minh thông tin của sổ ATA.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Theo đó, đối với việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các trách nhiệm sau:
- Thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản từ khoản bảo đảm của chủ sổ ATA theo quy định tại Nghị định này;
- Chịu trách nhiệm cập nhập và cung cấp thông tin về Biểu thuế nhập khẩu và thuế khác, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập theo quy định của pháp luật cho Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và Hội đồng Phòng Thương mại quốc tế (IBCC);
- Cung cấp cho Tổng cục Hải quan danh sách các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia Công ước Istanbul và tên cơ quan, tổ chức cấp sổ ATA;
- Trao đổi với cơ quan, tổ chức cấp sổ ATA thuộc một trong các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ quy định tại điểm c khoản này trong trường hợp Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập có nghi ngờ và đề nghị VCCI xác minh thông tin của sổ ATA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?