Khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là gì?
Khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là gì?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là khoản cấp tín dụng được phân loại vào nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Theo đó, khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là khoản cấp tín dụng được phân loại vào nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là gì? (Hình từ Internet)
Khoản cấp tín dụng có vấn đề có nằm trong báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng tối thiểu hay không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về việc báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng tối thiểu như sau:
Báo cáo nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
...
3. Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Chất lượng tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng, danh mục cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng và theo sản phẩm;
b) Khoản cấp tín dụng có vấn đề, các biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề;
c) Khách hàng có dư nợ tín dụng thực tế cao hơn hạn mức rủi ro tín dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư này;
d) Tình hình trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng;
đ) Cảnh báo sớm khả năng vi phạm các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng;
e) Các vi phạm về quản lý rủi ro tín dụng và lý do vi phạm;
g) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro tín dụng;
h) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro tín dụng của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
...
Như vậy, đối với khoản cấp tín dụng có vấn đề, các biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề sẽ thuộc nội dung báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng tối thiểu.
Việc báo cáo nội bộ kết quả kiểm toán nội bộ bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Báo cáo nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
...
4. Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các trường hợp phát sinh rủi ro hoạt động trong kỳ báo cáo và lý do;
b) Số liệu tổn thất do rủi ro hoạt động, các biện pháp xử lý tổn thất và duy trì hoạt động liên tục (nếu có);
c) Sự kiện, tác động bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
d) Tình hình hoạt động thuê ngoài và quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài;
đ) Thay đổi về ứng dụng công nghệ (nếu có) và tình hình quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ;
e) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động;
g) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
5. Báo cáo nội bộ kết quả kiểm toán nội bộ (kiểm toán nội bộ định kỳ hăng năm và kiểm toán nội bộ đột xuất) bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tình hình thực hiện nội dung, phạm vi kiểm toán trong năm tài chính;
b) Việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), cá nhân, bộ phận;
c) Sự phù hợp, tuân thủ quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro;
d) Các tồn tại, hạn chế được phát hiện khi thực hiện kiểm toán nội bộ và các kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền và các bộ phận liên quan;
đ) Các nội dung khác theo quy định nội bộ của Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
...
Như vậy, việc báo cáo nội bộ kết quả kiểm toán nội bộ (kiểm toán nội bộ định kỳ hăng năm và kiểm toán nội bộ đột xuất) bao gồm các nội dung sau đây:
- Tình hình thực hiện nội dung, phạm vi kiểm toán trong năm tài chính;
- Việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), cá nhân, bộ phận;
- Sự phù hợp, tuân thủ quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro;
- Các tồn tại, hạn chế được phát hiện khi thực hiện kiểm toán nội bộ và các kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền và các bộ phận liên quan;
- Các nội dung khác theo quy định nội bộ của Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?