Khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Điều kiện để khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác bảo đảm các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa thì được hưởng các ưu đãi theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở.
Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.
2. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, các khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
Như vậy, điều kiện để khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là:
- Phải là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Không thuộc các trường hợp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới được quy định tại Điều 135 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
- Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
- Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
- Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
- Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?