Khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý là gì? Mức khoán chi được xác định dựa trên những căn cứ nào theo quy định của pháp luật?
Khoán chi là gì?
Từ khái niệm khoán chi tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC khi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước mà có thể suy ra khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý là giao quyền tự chủ tài chính cho tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ trong việc sử dụng kinh phí đã được giao khoán, gắn với trách nhiệm về các kết quả của nhiệm vụ được giao đúng mục tiêu, yêu cầu; đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
Khoán chi trong vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Hình thức thực hiện khoán chi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BTP thì hình thức khoán chi vụ việc chỉ áp dụng đối với vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn bằng văn bản ngay sau khi được phân công và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó thì về tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ thể để xác định mức khoán chi vụ việc được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BTP như sau:
- Áp dụng quy định về phân loại tội phạm để xác định mức khoán chi đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự.
Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa như thế nào khi thực hiện khoán chi vụ việc?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BTP thì việc phân loại tội phạm phải được áp dụng ngay tại thời điểm lựa chọn hình thức khoán chi vụ việc và căn cứ vào một trong các văn bản đã ban hành của cơ quan tiến hành tố tụng: Quyết định khởi tố bị can, Kết luận điều tra, Cáo trạng, Bản luận tội, Bản án. Trường hợp có nhiều văn bản có tội danh ở các khung hình phạt khác nhau thì áp dụng văn bản có khung hình phạt cao hơn.
- Áp dụng quy định về tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình để xác định mức khoán chi vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự.
- Áp dụng quy định về tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình để xác định mức khoán chi vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính.
Các công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện khi khoán chi vụ việc là gì?
Khoản 3, khoản 4 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BTP thì khi thực hiện khoán chi vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện các công việc như sau:
- Đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự:
+ Tham gia hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai của người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng, đương sự trong vụ án hình sự;
+ Tham gia đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
+ Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng;
+ Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ có liên quan theo các giai đoạn tố tụng;
+ Làm việc với người bị buộc tội tại Buồng tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam;
+ Gặp gỡ với người bị buộc tội tại ngoại hoặc người thân thích của người bị buộc tội; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; người làm chứng, đương sự trong vụ án hình sự và những người tham gia tố tụng khác;
+ Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ;
+ Tham gia phiên tòa. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý đến tham gia phiên tòa nhưng phiên toà hoãn xử mà không phải do yêu cầu của người thực hiện trợ giúp pháp lý và không được báo trước thì tính thời gian người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về nội dung liên quan đến hoãn phiên tòa;
+ Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
+ Thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ.
*Lưu ý:
+ Chi tiết các công việc cần phải thực hiện và mức khoán chi tối đa tương ứng (quy đổi theo buổi làm việc) cho mỗi vụ việc.
+ Trường hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc tại Phụ lục số 01 thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở.
- Đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự:
+ Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, những người có liên quan để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; đánh giá các điều kiện khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; tư vấn hướng dẫn viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn phản tố; đơn yêu cầu độc lập, cung cấp chứng cứ cho tòa án; hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hoặc các công việc khác trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án;
+ Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nguồn gốc, nội dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;
+ Tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan;
+ Tham gia lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các hoạt động thẩm định, định giá tài sản và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
+ Tham gia hòa giải theo quy định của pháp luật;
+ Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng;
+ Gặp gỡ với đương sự, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên quan;
+ Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Chuẩn bị luận cứ bảo vệ;
+ Tham gia phiên tòa hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý đến tham gia phiên tòa nhưng phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của người thực hiện trợ giúp pháp lý và không được báo trước thì tính thời gian người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về nội dung liên quan đến hoãn phiên tòa;
+ Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
+ Thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
- Đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính thực hiện công việc tham gia đối thoại và những công việc giống như khi tham gia tố tụng dân sự.
- Khi thực hiện khoán chi vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và xác nhận về các công việc đã thực hiện vào Bảng kê công việc (Mẫu TP-TGPL-02 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP).
Như vậy, trên đây là các nội dung về khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó thì việc xác định phân loại tội phạm có ý nghĩa làm căn cứ xác định thù lao của vụ việc trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?