Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm thì có được chuyển sang năm sau hay không?
Tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm những khoản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-NHNN) quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý tổn thất hoặc coi như tổn thất (sau đây gọi là các khoản tổn thất) trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
a) Các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước:
- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài;
- Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế;
- Cho vay;
- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
- Các khoản phải thu khác;
b) Các khoản tổn thất khác.
...
Như vậy, tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các khoản sau:
(1) Các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước:
- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài;
- Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế;
- Cho vay;
- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
- Các khoản phải thu khác;
(2) Các khoản tổn thất khác.
Tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)
Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm những khả năng tổn thất nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng Nhà nước là tổn thất có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Khả năng tổn thất đối với tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do khách hàng, đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết;
b) Khả năng tổn thất do việc giảm giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, vàng và chứng khoán đã đầu tư;
c) Khả năng tổn thất do những nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Khoản dự phòng rủi ro là tổng số tiền dự phòng rủi ro đã được trích lập, hạch toán vào chi phí qua các năm để bù đắp tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
3. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và được tính toán theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
4. Dự phòng cụ thể là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng tài sản có rủi ro cụ thể.
...
Như vậy, rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm những khả năng tổn thất sau đây:
(1) Khả năng tổn thất đối với tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do khách hàng, đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết;
(2) Khả năng tổn thất do việc giảm giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, vàng và chứng khoán đã đầu tư;
(3) Khả năng tổn thất do những nguyên nhân bất khả kháng khác.
Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm thì có được chuyển sang năm sau hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 39/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 37/2018/TT-NHNN) quy định về nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro như sau:
Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập.
2. Việc trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện tập trung tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
3. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã trừ đi giá trị thu hồi của tài sản và các khoản bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và tổ chức bảo hiểm (nếu có)
4. Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
5. Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các tổn thất, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
6. Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định thì khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm sẽ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?