Khoản vay của khách hàng không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất nhưng đã được hỗ trợ thì xử lý như thế nào?
- Công tác quyết toán và tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất hàng năm được thực hiện như thế nào?
- Khoản vay của khách hàng không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất nhưng đã được hỗ trợ thì xử lý như thế nào?
- Trường hợp đã quyết toán hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay không thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất thì xử lý như thế nào?
Công tác quyết toán và tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất hàng năm được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 31/2022/NĐ-CP, ngân hàng thương mại thực hiện công tác quyết toán và tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất hàng năm cụ thể như sau:
(1) Quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm
"a) Ngân hàng thương mại có trách nhiệm thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm và lập hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất, trong đó các khoản vay được hỗ trợ lãi suất trong hồ sơ quyết toán phải đảm bảo đúng đối tượng, đáp ứng đầy đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này, xác định chính xác số tiền hỗ trợ lãi suất cho từng khách hàng và tổng hợp chung của cả ngân hàng, số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng có đầy đủ chứng từ hợp pháp.
b) Số tiền hỗ trợ lãi suất quyết toán được xác định như sau:
- Số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế thanh toán cho một khoản giải ngân được tính theo công thức:
I = 2% x ∑(DixTi)/365
Trong đó: - I là số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế thanh toán cho khoản giải ngân;
- ∑(DixTi) là tổng các tích số giữa số dư nợ với số ngày dư nợ thực tế được hỗ trợ lãi suất của khoản giải ngân.
- Số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế thanh toán cho một khoản vay là tổng số tiền lãi thực tế thanh toán cho tất cả các khoản giải ngân của khoản vay đó.
- Số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán là tổng số tiền lãi thực tế thanh toán cho tất cả các khoản vay thuộc đối tượng quy định tại Nghị định này. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất thực tế đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán của các ngân hàng thương mại không vượt quá 40.000 tỷ đồng."
(2) Tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất hằng năm
"a) Trước ngày 10 tháng 02 năm 2023 (đối với các khoản hỗ trợ lãi suất năm 2022) và trước ngày 10 tháng 02 năm 2024 (đối với các khoản hỗ trợ lãi suất năm 2023), ngân hàng thương mại gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất năm (03 bộ hồ sơ). Hồ sơ bao gồm: Công văn về việc quyết toán hỗ trợ lãi suất năm, trong đó ghi rõ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi, số tiền ngân sách nhà nước đã thanh toán trước hằng quý, số tiền còn lại đề nghị ngân sách nhà nước thanh toán; Báo cáo số liệu đề nghị tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; bảng kê chứng từ chứng minh khách hàng đã được hỗ trợ lãi suất trong năm quyết toán theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ, số liệu quyết toán hỗ trợ lãi suất.
b) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất năm của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất chi tiết theo từng ngân hàng thương mại theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Kiểm toán Nhà nước để Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán theo quy định tại Luật Kiểm toán Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
c) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước theo quy định tại điểm b khoản này, căn cứ hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và kết quả kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản này (nếu có), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất chi tiết theo từng ngân hàng thương mại (theo số liệu đã được kiểm toán) gửi Bộ Tài chính để thẩm định, đồng thời gửi các ngân hàng thương mại để biết. Nội dung tổng hợp báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất bao gồm:
- Đối chiếu các số liệu khi thực hiện tổng họp báo cáo quyết toán, gồm: số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong năm so với hạn mức hỗ trợ lãi suất được thông báo, số tiền đã hỗ trợ lãi suất bị thu hồi, số tiền đã được ngân sách nhà nước thanh toán trước trong năm; đảm bảo phù hợp với kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Số tiền ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất thiếu hoặc thừa (nếu có); trường hợp số đã thanh toán trước trong năm thấp hơn số tổng hợp quyết toán thì số chênh lệch sẽ được thanh toán tiếp; trường hợp số đã thanh toán trước trong năm cao hơn số tổng hợp quyết toán thì số chênh lệch sẽ được thu hồi, hoặc giảm trừ vào số thanh toán hỗ trợ lãi suất của năm tiếp theo;
- Các vấn đề phát hiện qua quá trình tổng hợp báo cáo quyết toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có);
- Các nội dung, nhận xét khác (nếu có).
d) Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 10 Nghị định này thực hiện kiểm tra hồ sơ của khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo quy chế hoạt động của Tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành và quy định tại Nghị định này."
Khoản vay của khách hàng không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất nhưng đã được hỗ trợ thì xử lý như thế nào?
Khoản vay của khách hàng không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất nhưng đã được hỗ trợ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 31/2022/NĐ-CP, việc xử lý thu hồi số tiền đã hỗ trợ được quy định như sau:
"Điều 9. Xử lý thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất
1. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát hiện khoản vay của khách hàng được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, ngân hàng thương mại thông báo cho khách hàng và thực hiện chuyển khoản vay được hỗ trợ lãi suất thành khoản vay thông thường, đồng thời thu hồi toàn bộ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo."
Có thể thấy, trường hợp phát hiện ra khoản vay của khách hàng không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất thì ngân hàng thương mại sẽ thông báo cho khách hàng và thực hiện chuyển khoản vay được hỗ trợ lãi suất thành khoản vay thông thường, đồng thời thu hồi toàn bộ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.
Trường hợp đã quyết toán hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay không thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất thì xử lý như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 31/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
"2. Trường hợp ngân sách nhà nước đã thanh toán số tiền hỗ trợ lãi suất hoặc đã quyết toán hỗ trợ lãi suất cho khoản vay quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại hoàn trả ngân sách nhà nước hoặc báo cáo để giảm trừ vào số tiền ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất."
Như vậy, đối với khoản vay được hỗ trợ lãi suất mà ngân sách nhà nước đã quyết toán thì ngân hàng thương mại cần hoàn trả ngân sách nhà nước hoặc báo cáo để giảm trừ vào số tiền ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?