Khoảng cách an toàn đối với các phương tiện khi tàu bay đang lăn là bao nhiêu mét? Khoảng cách an toàn của tàu bay phản lực khu vực sẽ là bao nhiêu mét?

Cho hỏi khoảng cách an toàn đối với các phương tiện khi tàu bay đang lăn là bao nhiêu mét? Đồng thời thì khoảng cách an toàn của tàu bay phản lực khu vực sẽ là bao nhiêu mét? Căn cứ pháp lý cụ thể giúp tôi. Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Minh An đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Khoảng cách an toàn đối với các phương tiện khi tàu bay đang lăn là bao nhiêu mét?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang di chuyển
1. Người, phương tiện, trang thiết bị không được di chuyển cắt ngang đường lăn khi có tàu bay đang lăn, phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu là 125 m phía sau và 200 m phía trước một tàu bay đang lăn.
2. Khi tàu bay lăn hoặc kéo vào hoặc được đẩy lùi ra khỏi vị trí đỗ, tất cả nhân viên, phương tiện, trang thiết bị mặt đất phải di chuyển ra ngoài vạch giới hạn an toàn vị trí đỗ tàu bay, ngoại trừ nhân viên đánh tín hiệu và nhân viên, phương tiện, thiết bị tham gia phục vụ kéo, đẩy tàu bay vào hoặc ra khỏi vị trí đỗ tàu bay.

Theo đó, người, phương tiện, trang thiết bị không được di chuyển cắt ngang đường lăn khi có tàu bay đang lăn, phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu là 125 m phía sau và 200 m phía trước một tàu bay đang lăn.

khi tàu bay lăn hoặc kéo vào hoặc được đẩy lùi ra khỏi vị trí đỗ, tất cả nhân viên, phương tiện, trang thiết bị mặt đất phải di chuyển ra ngoài vạch giới hạn an toàn vị trí đỗ tàu bay, ngoại trừ nhân viên đánh tín hiệu và nhân viên, phương tiện, thiết bị tham gia phục vụ kéo, đẩy tàu bay vào hoặc ra khỏi vị trí đỗ tàu bay.

Tàu bay

Tàu bay (Hình từ Internet)

Khoảng cách an toàn của tàu bay phản lực khu vực sẽ là bao nhiêu mét?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang đỗ
1. Đối với tàu bay phản lực code C (A320, A321 hoặc tương đương): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 06 m phía trước và 60 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.
2. Đối với tàu bay phản lực code D, E, F (B767, A330, A350, B787 và B747-8, B777-9, A380 hoặc tương đương): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 08 m phía trước và 80 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.
3. Đối với tàu bay cánh quạt và phản lực khu vực (tàu bay tương đương code A, B): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 04 m phía trước và 40 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.

Theo đó, đối với tàu bay phản lực code C (A320, A321 hoặc tương đương): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 06 m phía trước và 60 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.

Đối với tàu bay phản lực code D, E, F (B767, A330, A350, B787 và B747-8, B777-9, A380 hoặc tương đương): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 08 m phía trước và 80 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.

Đối với tàu bay cánh quạt và phản lực khu vực (tàu bay tương đương code A, B): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 04 m phía trước và 40 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.

Như vậy, khoảng cách an toàn của tàu bay phản lực khu vực sẽ là tối thiểu là 04 m phía trước và 40 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.

Hoạt động trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay và cầu hành khách ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Hoạt động trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay, cầu hành khách
1. Người, phương tiện, thiết bị không được di chuyển, dừng, đỗ bên trong khu vực an toàn cho tàu bay khi tàu bay đang lăn vào vị trí đỗ, động cơ chính đang hoạt động, đèn chống va chạm chưa tắt.
2. Người, phương tiện không được di chuyển, dừng, đỗ phía dưới cầu hành khách, trường hợp cần thiết phải vào khu vực hoạt động của cầu hành khách (khu vực sơn tín hiệu vạch chéo màu đỏ), phải tuân thủ nguyên tắc tiếp cận sau khi cầu hành khách đã vào vị trí khai thác hoặc đã lùi về vị trí dừng chờ theo quy định, đồng thời người điều khiển phương tiện phải chủ động giữ liên lạc với người vận hành cầu hành khách trong suốt quá trình phục vụ.
3. Phương tiện không được dừng, đỗ trên hố van tra nạp nhiên liệu ngầm, hố van trụ nước cứu hỏa ngầm.

Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay và cầu hành khách thực hiện theo quy định trên của pháp luật.

Hoạt động bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
Pháp luật
Tàu bay bị yêu cầu hạ cánh trong những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định yêu cầu hạ cánh?
Pháp luật
Mua phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp sẽ có quy trình về hồ sơ chào hàng ra sao? Việc mua phụ tùng vật tư tàu bay theo quy trình như thế nào?
Pháp luật
Khi đi máy bay, đi tàu bay trẻ em dưới 14 tuổi phải xuất trình giấy tờ nhân thân gì từ ngày 15/02/2024?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận nhân thân khi đi máy bay mới nhất 2024? Tải mẫu giấy tại đâu? Quyền của hành khách khi đi máy bay là gì?
Pháp luật
Cơ sở điều hành bay là gì? Cơ sở điều hành bay bảo đảm phân cách giữa các tàu bay bằng các hình thức nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm soát tiếp cận là gì? Dịch vụ kiểm soát đường dài do cơ sở kiểm soát tiếp cận đảm nhiệm là gì?
Pháp luật
Dịch vụ báo động trong bảo đảm hoạt động bay là gì? Dịch vụ báo động được cung cấp cho những tàu bay như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ điều hành bay là gì? Dịch vụ điều hành bay được cung cấp cho những chuyến bay nào theo quy định?
Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có phải phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động bay
1,857 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động bay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động bay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào