Khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông đường bộ là gì? Quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông đường bộ?
Khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông đường bộ là gì?
Để biết khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông đường bộ là gì thì căn cứ tại Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách giữa.
5. Trọng tải là khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép, được ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại ô tô sản xuất, lắp ráp.
6. Tốc độ khai thác tối đa là giá trị tốc độ lớn nhất cho phép phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ bảo đảm an toàn giao thông và khai thác hiệu quả tuyến đường.
7. Tốc độ khai thác tối thiểu là giá trị tốc độ nhỏ nhất cho phép phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ bảo đảm an toàn giao thông và khai thác hiệu quả tuyến đường.
8. Khoảng cách an toàn là cự ly tối thiểu giữa phương tiện phía sau với phương tiện đang di chuyển liền trước, cùng làn đường, bảo đảm tránh xảy ra va chạm trong trường hợp phương tiện phía trước đột ngột giảm tốc độ hoặc dừng lại.
9. Tốc độ lưu hành là giá trị tốc độ của phương tiện tại thời điểm tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo đó, khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông đường bộ là cự ly tối thiểu giữa phương tiện phía sau với phương tiện đang di chuyển liền trước, cùng làn đường, bảo đảm tránh xảy ra va chạm trong trường hợp phương tiện phía trước đột ngột giảm tốc độ hoặc dừng lại.
Khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông đường bộ là gì? Quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ như thế nào?
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại Điều 11 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
(1) Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước cùng làn hoặc cùng phần đường, cùng chiều xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
(2) Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
(i) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, không có sương mù, mặt đường không trơn trượt, địa hình bằng phẳng, đường thẳng, tầm nhìn bảo đảm, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Bảng 3
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
(ii) Trong điều kiện trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm (i) nêu trên.
Trước khi chuyển làn đường, người lái xe phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với những xe từ hướng nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
Sử dụng làn đường
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
3. Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
4. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
Như vậy, trước khi chuyển làn đường, người lái xe phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
Lưu ý: Người lái xe chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vùng phát thải thấp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phạm vi vùng phát thải thấp ở Thủ đô?
- Ngày hội tòng quân là gì? Ngày hội tòng quân trong năm Ất tỵ là ngày nào? Trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự?
- Lỗi chạy quá tốc độ 10-20km xe máy 2025? Xe máy chạy quá tốc độ 10-20km có bị giữ bằng không theo Nghị định 168?
- Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào?
- Năm 2025, dắt chó đi dạo phải lưu ý những gì? Mức xử phạt khi dắt chó đi dạo không đúng phần đường quy định theo Nghị định 168?