Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Căn cứ vào đâu để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Căn cứ vào đâu để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại? Câu hỏi của anh Quang Long đến từ Quảng Ninh.

Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân nhóm khoáng sản độc hại như sau:

Phân nhóm khoáng sản độc hại
1. Khoáng sản độc hại nhóm I, bao gồm: khoáng sản phóng xạ và khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ (urani, thori, khoáng sản khác có chứa các nguyên tố phóng xạ).
2. Khoáng sản độc hại nhóm II, bao gồm: thủy ngân, arsen, asbest và khoáng sản khác có thành phần đi kèm là thủy ngân, arsen, asbest.

Như vậy, theo quy định trên thì khoáng sản độc hại được phân chia thành 2 nhóm: Khoáng sản độc hại nhóm I và khoáng sản độc hại nhóm II

- Khoáng sản độc hại nhóm I, bao gồm: khoáng sản phóng xạ và khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ (urani, thori, khoáng sản khác có chứa các nguyên tố phóng xạ);

- Khoáng sản độc hại nhóm II, bao gồm: thủy ngân, arsen, asbest và khoáng sản khác có thành phần đi kèm là thủy ngân, arsen, asbest.

khoang sản độc hại

Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm? (Hình từ Internet)

Căn cứ vào đâu để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về căn cứ, yêu cầu lập đề án như sau:

Căn cứ, yêu cầu lập đề án
1. Cơ sở pháp lý, tính cấp thiết.
2. Sản phẩm của đề án phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
3. Dự toán kinh phí được lập theo định mức kinh tế - kỹ thuật.
4. Nhu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường ở khu vực có khoáng sản độc hại.
5. Quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, theo quy định trên thì lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần căn cứ như sau:

- Cơ sở pháp lý, tính cấp thiết.

- Sản phẩm của đề án phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

- Dự toán kinh phí được lập theo định mức kinh tế - kỹ thuật.

- Nhu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường ở khu vực có khoáng sản độc hại.

- Quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng những tài liệu gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về tài liệu, thông tin lập đề án như sau:

Tài liệu, thông tin lập đề án
1. Tài liệu, thông tin được sử dụng để lập đề án điều tra, đánh giá địa chất môi trường bao gồm:
a) Tài liệu địa chất, khoáng sản (địa chất, khoáng sản, địa mạo, kiến tạo, địa hóa);
b) Tài liệu địa vật lý (số liệu đo địa vật lý liên quan);
c) Tài liệu khí tượng, địa chất thủy văn, địa chất công trình (mạng lưới sông suối, các điểm xuất lộ nước ngầm, mực nước ngầm, tính chất cơ lý của đất, đá trong khu vực, thành phần khoáng sản độc hại trong nước);
d) Tài liệu trắc địa (bản đồ địa hình và các điểm khống chế gần nhất);
đ) Tài liệu kinh tế - xã hội (các công trình văn hóa, dân sinh, các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội);
e) Các tài liệu khác (các báo cáo địa chất môi trường trong và lân cận khu vực lập đề án).
2. Tài liệu thu thập phải bảo đảm các thông tin liên quan về sự có mặt của khoáng sản độc hại trong khu vực điều tra, đánh giá; các yếu tố tự nhiên, xã hội chịu ảnh hưởng bởi khoáng sản độc hại và quy mô phân bố.

Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu được sử dụng để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm:

- Tài liệu địa chất, khoáng sản (địa chất, khoáng sản, địa mạo, kiến tạo, địa hóa);

- Tài liệu địa vật lý (số liệu đo địa vật lý liên quan);

- Tài liệu khí tượng, địa chất thủy văn, địa chất công trình (mạng lưới sông suối, các điểm xuất lộ nước ngầm, mực nước ngầm, tính chất cơ lý của đất, đá trong khu vực, thành phần khoáng sản độc hại trong nước);

- Tài liệu trắc địa (bản đồ địa hình và các điểm khống chế gần nhất);

- Tài liệu kinh tế - xã hội (các công trình văn hóa, dân sinh, các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội);

- Các tài liệu khác (các báo cáo địa chất môi trường trong và lân cận khu vực lập đề án).

Đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm có những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về nội dung đề án như sau:

Nội dung đề án
1. Nội dung đề án bao gồm:
a) Hiện trạng thông tin, dữ liệu liên quan và nêu rõ các vấn đề thực tiễn cần được giải quyết;
b) Xác định dạng tồn tại trong tự nhiên của khoáng sản độc hại; loại hình mỏ, điểm khoáng, tích tụ tự nhiên và quy mô của chúng; phương thức lan truyền, phát tán theo từng thành phần môi trường; khả năng gây độc, gây hại đối với con người, sinh vật; tác động tự nhiên và nhân tạo làm gia tăng khả năng lan truyền, phát tán của khoáng sản độc hại;
c) Xác định phạm vi điều tra, đánh giá; phương pháp, khối lượng và chất lượng các hạng mục công việc thực hiện;
d) Kế hoạch, kinh phí, tổ chức thực hiện; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;
đ) Kết quả xử lý các tài liệu điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tài liệu về môi trường, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;
e) Dự kiến sản phẩm, kết quả, hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế - xã hội.

Như vậy, theo quy định trên thì đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm có những nội dung sau:

- Hiện trạng thông tin, dữ liệu liên quan và nêu rõ các vấn đề thực tiễn cần được giải quyết;

- Xác định dạng tồn tại trong tự nhiên của khoáng sản độc hại; loại hình mỏ, điểm khoáng, tích tụ tự nhiên và quy mô của chúng; phương thức lan truyền, phát tán theo từng thành phần môi trường; khả năng gây độc, gây hại đối với con người, sinh vật; tác động tự nhiên và nhân tạo làm gia tăng khả năng lan truyền, phát tán của khoáng sản độc hại;

- Xác định phạm vi điều tra, đánh giá; phương pháp, khối lượng và chất lượng các hạng mục công việc thực hiện;

- Kế hoạch, kinh phí, tổ chức thực hiện; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;

- Kết quả xử lý các tài liệu điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tài liệu về môi trường, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;

- Dự kiến sản phẩm, kết quả, hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế - xã hội.

Khoáng sản độc hại
Khai thác khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc nhóm đất nào? Đối tượng nào được Nhà nước cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản?
Pháp luật
Khi ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có phải tính yếu tố trượt giá không?
Pháp luật
Hợp tác xã hoạt động khai thác khoáng sản có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Pháp luật
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là gì? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác khoáng sản không?
Pháp luật
Điều kiện để khai thác cát đá sỏi cần thực hiện những gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Không có giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thu lợi bất chính từ việc thăm dò khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác suối nước nóng cần thực hiện những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bao gồm những ai? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoáng sản độc hại
1,524 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoáng sản độc hại Khai thác khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoáng sản độc hại Xem toàn bộ văn bản về Khai thác khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào