Khoảng thời gian nào ký sinh trùng Perkinsus olseni thường xuất hiện gây bệnh thủy sản ở bào ngư nhất?

Cho tôi xin thông tin về bệnh thủy sản do ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên. Trong trường hợp bào ngư nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Khoảng thời gian nào trong năm thì bao ngư dễ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni nhất? - Câu hỏi của anh Thông từ Bình Thuận.

Ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư là loại ký sinh trùng như thế nào?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về ký sinh trùng Perkinsus olseni như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1. Perkinsus olseni (Perkinsus olseni)
Sinh vật đơn bào thuộc ngành bào tử Apicomplexa (Levine, 1978), ký sinh trên mang, màng áo, tế bào biểu mô ruột, các tổ chức mô liên kết của tuyến tiêu hóa và tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Chu kỳ sống của Perkinsus olseni gồm ba giai đoạn chính: Giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite), giai đoạn tăng trưởng (hypnospore), giai đoạn bào tử động (zoospores).
2.1.1. Giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite)
Giai đoạn nhân
Giai đoạn xảy ra trong các mô của vật chủ trực tiếp. Trong giai đoạn này Perkinsus olseni có dạng tế bào hình cầu với sự xuất hiện của không bào lớn, hơi lệch tâm và có nhân ở ngoại biên.
2.1.2. Giai đoạn tăng trưởng (hypnospore)
Giai đoạn này quan sát được khi ủ mô ký chủ bị nhiễm Perkinsus olseni trong Fluid Thioglycollate Medium (FTM), thể dinh dưỡng được phóng lớn (dạng hình cầu) và lớp vỏ của ký sinh trùng được phát triển dày hơn. Sau khi hypnospores được nuôi trong FTM bị cô lập và chuyển vào nước biển, hypnospores bắt đầu sự phân chia nhân tế bào và sự phân bào chu kỳ liên tiếp.
2.1.3. Giai đoạn bào tử động (zoospores)
Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn này hàng trăm bào tử động được hình thành trong màng tế bào gốc. Bào tử động chỉ có một nhân với không bào trong tế bào chất và di động hơn do hai roi chèn ở bên.

Theo đó ký sinh trùng Perkinsus olseni là sinh vật đơn bào thuộc ngành bào tử Apicomplexa (Levine, 1978), ký sinh trên mang, màng áo, tế bào biểu mô ruột, các tổ chức mô liên kết của tuyến tiêu hóa và tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Chu kỳ sống của ký sinh trùng Perkinsus olseni gồm ba giai đoạn chính: Giai đoạn dinh dưỡng (trophozoite), giai đoạn tăng trưởng (hypnospore), giai đoạn bào tử động (zoospores).

Khoảng thời gian nào ký sinh trùng Perkinsus olseni thường xuất hiện gây bệnh thủy sản ở bào ngư nhất?

Khoảng thời gian nào ký sinh trùng Perkinsus olseni thường xuất hiện gây bệnh thủy sản ở bào ngư nhất? (Hình từ Internet)

Bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni sẽ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng ra sao?

Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về triệu chứng lâm sàng ở bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1. Triệu chứng lâm sàng
- Biểu hiện chủ yếu của bệnh là nhuyễn thể hai mảnh vỏ sinh trưởng chậm;
- Tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ chậm phát triển, giảm sức sinh sản và làm chậm chu kỳ sinh sản:
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có hiện tượng nổi lên cát, mở vỏ và chết hàng loạt.
...

Từ Tiêu chuẩn nêu trên thì trường hợp bào ngư mắc bệnh thủy sản do nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni thì sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như:

- Bào ngư sinh trưởng chậm

- Tuyến sinh dục của bào ngư chậm phát triển, giảm sức sinh sản và làm chậm chu kỳ sinh sản:

- Có hiện tượng nổi lên cát, mở vỏ và chết hàng loạt.

Khoảng thời gian nào ký sinh trùng Perkinsus olseni thường xuất hiện gây bệnh thủy sản ở bào ngư nhất?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về đặc điểm dịch tể như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh xảy ra ở đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ như hàu, vẹm, nghêu, trai ngọc, trai tai tượng, bào ngư...;
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu khi nhiệt độ tăng cao trên 15oC. Sau đó giảm dần vào mùa đông và đầu mùa xuân khi nhiệt độ từ 9 oC đến 10 oC. Vì vậy tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao nhất thường xảy ra vào đầu mùa thu;
- Perkinsus olseni phát triển mạnh ở độ mặn 25 ‰ và không chịu được độ mặn thấp hơn 15 ‰;
- Cơ chế lây truyền Perkinsus olseni xảy ra trực tiếp giữa động vật thân mềm mà không cần vật chủ trung gian;
- Giai đoạn lây nhiễm là lúc bào tử động có 2 roi chuyển sang giai đoạn cơ thể dinh dưỡng sau khi xâm nhập vào các mô của vật chủ;
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, với tỷ lệ chết lên đến 95 % khi điều kiện môi trường bất lợi đối với vật chủ. Perkinsus olseni có thể tồn tại dai dẳng suốt vòng đời vật chủ.
.,.

Theo đó, ký sinh trùng xuất hiện quanh năm nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu khi nhiệt độ tăng cao trên 15oC. Sau đó giảm dần vào mùa đông và đầu mùa xuân khi nhiệt độ từ 9 oC đến 10 oC.Vì vậy tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao nhất thường xảy ra vào đầu mùa thu.

Ký sinh trùng Perkinsus olseni phát triển mạnh ở độ mặn 25 ‰ và không chịu được độ mặn thấp hơn 15 ‰; thường lây truyền trực tiếp cho bào ngư mà không cần vật chủ trung gian;

Các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như bào ngư có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, với tỷ lệ chết lên đến 95 % khi điều kiện môi trường bất lợi đối với vật chủ. Perkinsus olseni có thể tồn tại dai dẳng suốt vòng đời vật chủ.

Bệnh thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sảncó trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 về bệnh thủy sản quy trình chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-8:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm (IMNV) thế nào?
Pháp luật
Thuốc thử môi trường lỏng thioglycollat trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải tiến hành phương pháp PCR ngay khi nhận được mẫu bệnh phẩm có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni hay không?
Pháp luật
Để phát hiện ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư thì cần tiến hành phương pháp nuôi cấy như thế nào?
Pháp luật
Khoảng thời gian nào ký sinh trùng Perkinsus olseni thường xuất hiện gây bệnh thủy sản ở bào ngư nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh thủy sản
1,029 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào