Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì? Thời điểm nghiệm thu này được quy định như thế nào?
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì?
- Thời điểm nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
- Việc tiến hành nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo phương pháp nào?
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì?
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
3. Nuôi dưỡng rừng là biện pháp lâm sinh điều chỉnh mật độ, tổ thành loài bằng các biện pháp loại bỏ những cây phi mục đích, phẩm chất xấu, cây dây leo cạnh tranh dinh dưỡng với cây mục đích; giữ lại cây mục đích có phẩm chất tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng.
4. Làm giàu rừng là biện pháp lâm sinh kết hợp giữa nuôi dưỡng rừng với trồng bổ sung những cây mục đích với số lượng nhất định, đồng thời giữ lại cây mục đích sẵn có trong rừng.
5. Cải tạo rừng tự nhiên là biện pháp lâm sinh thay thế rừng tự nhiên nghèo kiệt có năng suất, chất lượng thấp bằng rừng trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn.
6. Trồng mới rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng lần đầu trên diện tích đất chưa có rừng.
7. Trồng lại rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng trên diện tích đất rừng sau khai thác trắng, rừng bị mất do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; trồng bổ sung đối với diện tích không đủ tiêu chí thành rừng.
8. Chăm sóc rừng trồng là biện pháp lâm sinh thúc đẩy cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt hơn bằng các biện pháp phát cỏ, xới đất, bón phân và các hoạt động khác.
9. Rừng trồng gỗ lớn là rừng có tối thiểu 70% số cây đứng trên một đơn vị diện tích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc từ 30 cm trở lên đối với cây sinh trưởng chậm ở tuổi khai thác chính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng và phát dọn dây leo cây bụi, kết hợp với trồng bổ sung một lượng cây nhất định ở nơi thiếu cây tái sinh mục đích để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì? (Hình từ Internet)
Thời điểm nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
Thời điểm nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
1. Thời điểm nghiệm thu:
a) Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
b) Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được quy định như sau:
- Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
- Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
Việc tiến hành nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo phương pháp nào?
Việc tiến hành nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
…
2. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục V Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Phương pháp tiến hành:
a) Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
b) Nghiệm thu chất lượng:
Đối với diện tích trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
Đối với diện tích không trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiến hành nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo phương pháp như sau:
- Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
- Nghiệm thu chất lượng:
+ Đối với diện tích trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
+ Đối với diện tích không trồng rừng bổ sung thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?