Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt được quy định như thế nào?
- Biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được áp dụng đối với diện tích như thế nào?
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt được quy định như thế nào?
- Cây được sử dụng khi thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt được quy định như thế nào?
Biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được áp dụng đối với diện tích như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
1. Đối tượng:
a) Diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt;
Nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5m lớn hơn 500 cây/ha. Cây tái sinh mục đích phân bổ tương đối đều trên toàn diện tích hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m2;
b) Diện tích tre, luồng, nứa, vầu, lồ ô....(sau đây viết chung là tre nứa) sau khai thác có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng;
c) Núi đá có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
...
Theo đó, biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được áp dụng đối với diện tích được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên. Trong đó có diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt.
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên (Hình từ Internet)
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về nội dung khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
...
2. Nội dung biện pháp:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các biện pháp:
Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có và phòng cháy, chữa cháy rừng;
Phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích;
Sửa gốc chồi và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;
...
c) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và điểm c khoản 1 Điều này chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.
Theo đó, việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt được thực hiện bằng các biện pháp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Diện tích này thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng.
Và thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.
Cây được sử dụng khi thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
...
2. Nội dung biện pháp:
...
b) Loài cây trồng bổ sung là cây gỗ, cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ:
Đối với rừng đặc dụng là cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng đó;
Đối với rừng phòng hộ là cây bản địa có phân bố trong khu vực hoặc từ những vùng sinh thái tương tự;
Đối với rừng sản xuất là cây bản địa có giá trị kinh tế, đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh;
c) Tiêu chuẩn cây giống: trồng bằng cây con có bầu đối với trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chiều cao cây con từ 0,5 m trở lên;
d) Tùy theo mật độ cây tái sinh hiện có để xác định mật độ trồng bổ sung, đảm bảo không quá 800 cây/ha;
...
f) Thời gian chăm sóc đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm, đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; trong 03 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 02 lần, các năm sau chăm sóc mỗi năm 01 lần;
Theo đó, việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đối với diện tích không đạt tiêu chí thành rừng do khai thác kiệt được thực hiện bằng các biện pháp giống như các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tương ứng với từng đối tượng diện tích.
Loài cây được trồng bổ sung là cây gỗ, cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ. Tiêu chuẩn ,mật độ trồng cây và thời gian chăm sóc cây được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?