Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Y học cổ truyền như thế nào?
- Xác định đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
- Ngành đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp do ai quyết định?
- Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Y học cổ truyền như thế nào?
Xác định đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
Xác định ngành đào tạo bổ sung
1. Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
a) Ngành Y khoa đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi và chuyên khoa hệ Nội, hệ Ngoại chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
b) Ngành Răng Hàm Mặt đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Răng Hàm Mặt chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
c) Ngành Y học cổ truyền đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Y học cổ truyền chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
...
Theo quy định trên, người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền như sau:
- Ngành Y học cổ truyền đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Y học cổ truyền chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
Đào tạo bổ sung ngành Y học cổ truyền đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp (Hình từ Internet)
Ngành đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
Xác định ngành đào tạo bổ sung
...
2. Trên cơ sở văn bằng cử nhân y khoa và bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định ngành đào tạo bổ sung của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trên cơ sở văn bằng cử nhân y khoa và bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định ngành đào tạo bổ sung của người đó theo quy định.
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Y học cổ truyền như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung như sau:
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung
...
3. Đối với ngành Y học cổ truyền:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức về Điều dưỡng: 02 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức về thực hành tiền lâm sàng: 03 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng: 28 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền: 07 tín chỉ.
4. Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng. Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Theo đó, đối với ngành Y học cổ truyền, khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
- Khối lượng kiến thức về Điều dưỡng: 02 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức về thực hành tiền lâm sàng: 03 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng: 28 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền: 07 tín chỉ.
Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng.
Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?