Khối phòng phục vụ học tập của trường mầm non được bố trí như thế nào? Tiêu chuẩn diện tích nhà bếp và nhà kho tại trường mầm non quy định ra sao?
Khối phòng phục vụ học tập của trường mầm non được bố trí như thế nào?
Theo Mục 5.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế quy định về khối phòng phục vụ học tập của trường mầm non cụ thể như sau:
"5.3. Khối phòng phục vụ học tập
5.3.1. Khối phòng phục vụ học tập gồm:
- Phòng giáo dục thể chất;
- Phòng giáo dục nghệ thuật hoặc
- Phòng đa chức năng.
5.3.2. Khối phòng phục vụ học tập nên bố trí cạnh khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và không đặt lẫn với khối phòng tổ chức ăn. Khi đặt riêng lẻ nên dùng hành lang cầu nối với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
5.3.3. Diện tích phòng giáo dục thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật được thiết kế với chỉ tiêu diện tích không nhỏ hơn 2,0 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 60 m2/phòng. Đối với trường có quy mô dưới 5 nhóm- lớp cho phép thiết kế một phòng chung.
CHÚ THÍCH:
1) Có thể xây dựng phòng đa năng cho các hoạt động trên và hoạt động chung của nhà trường.
2) Đối với trường mầm non tiếp nhận các trẻ có yêu cầu chăm sóc đặc biệt (trẻ có dị tật bẩm sinh, nuôi dạy trẻ kết hợp phục hồi chức năng...) cần có các phòng phục hồi chức năng cho trẻ."
Khối phòng phục vụ học tập của trường mầm non được bố trí như thế nào? Tiêu chuẩn diện tích nhà bếp và nhà kho tại trường mầm non quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn diện tích nhà bếp và nhà kho tại trường mầm non quy định ra sao?
Căn cứ theo Mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế quy định về khối phòng tổ chức ăn như sau:
"5.4. Khối phòng tổ chức ăn
5.4.1. Khối phòng tổ chức ăn gồm:
- Nhà bếp: khu giao nhận thực phẩm, khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm, khu nấu ăn, khu chia thức ăn;
- Nhà kho.
5.4.2. Nhà bếp cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và sân chơi;
b) Dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh;
c) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ;
d) Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn;
e) Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với hành lang chung để tới các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
CHÚ THÍCH:
1) Khi sử dụng máy gia công lương thực thực phẩm, cần tăng thêm diện tích sử dụng của khu sơ chế và chế biến để phù hợp với yêu cầu sử dụng.
2) Tuỳ theo loại nhiên liệu sử dụng có thể bố trí và tăng giảm diện tích sử dụng cho phù hợp.
5.4.3. Nhà kho cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm;
b) Có lối nhập, xuất hàng thuận tiện và độc lập;
c) Diện tích kho lương thực từ 12 m2 đến 15 m2;
d) Diện tích kho thực phẩm từ 10 m2 đến 12 m2 và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm."
Theo đó, nhà bếp cần đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ.
Nhà kho cần đảm bảo yêu cầu diện tích kho lương thực từ 12 m2 đến 15 m2, diện tích kho thực phẩm từ 10 m2 đến 12 m2 và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm.
Nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non cần đảm bảo một số lưu ý gì?
Căn cứ tại Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế quy định một số điểm chú ý về nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non, cụ thể như sau:
"PHỤ LỤC C
(tham khảo)
Một số điểm lưu ý về nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non
C.1 Nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non phải đảm bảo an toàn, có tính sư phạm và thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
C.2 Nội dung của trang thiết bị cần được sắp xếp, trang trí gọn gàng, trật tự, thuận lợi và phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Về hình thức cần tạo dáng, mầu sắc tươi vui, hấp dẫn phù hợp với tính hiếu động của trẻ. Trang trí cần thay đổi theo từng chủ điểm, thu hút trẻ và treo vừa tầm với của trẻ.
C.3 Phải có đủ các trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giảng dạy của cô và vui chơi, học tập của trẻ theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02.2010 “Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non”, bao gồm: Đồ dùng trong lớp, đồ gỗ dùng vệ sinh, đồ dùng lao động, đồ dùng giảng dạy cho cô và học tập cho trẻ, đồ chơi phục vụ các loại trò chơi, tài liệu, sổ sách cho cô và sách học, sách tranh... cho trẻ.
C.4 Trang thiết bị phải bền, đẹp, an toàn, có giá trị sử dụng cao, phù hợp nội dung giáo dục.
C.5 Phải được bảo quản tốt, thường xuyên bổ sung, sửa chữa, thay thế."
Trên đây là một số lưu ý về trang thiết bị trong trường mầm non, bạn tham khảo các quy định trên để biết thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?