Khởi tố bị can là gì? Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can có đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội không?
Khởi tố bị can là gì?
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không định nghĩa cụ thể "Khởi tố bị can là gì". Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Khởi tố bị can
1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
...
Theo quy định, khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Như vậy, có thể hiểu khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra) sau khi tiến hành một số hoạt động điều tra đã có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố bị can.
Quyết định khởi tố bị can bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Khởi tố bị can
...
2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
...
Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can có đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội không?
Việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 39 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội
1. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.
Đại biểu Quốc hội được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
2. Đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ theo quy định nêu trên, Đại biểu Quốc hội đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội nếu bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.
Như vậy, nếu Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can thì không đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội mà chỉ bị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.
Khởi tố bị can là gì? Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can có đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền đề nghị khởi tố đại biểu Quốc hội?
Người có thẩm quyền đề nghị khởi tố đại biểu Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội
1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.
Căn cứ trên quy định việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có thẩm quyền đề nghị khởi tố đại biểu Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?