Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Tôi muốn biết hành vi không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này không? Câu hỏi của chị Hải (Thái Bình)

Việc đảm bảo yêu cầu cầu phòng chống thiên tai đối với công trình hạ tầng được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 19 Luật phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định việc đảm bảo yêu cầu cầu phòng chống thiên tai như sau:

(1) Chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, bao gồm:

- Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.

(2) Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trước khi phê duyệt dự án và quyết định đầu tư.

Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình như sau:

Vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình
1. Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác như sau:
...
c) Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai;
d) Không thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng; kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình và xây dựng, củng cố, mở rộng hạng mục công trình hạ tầng làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới;
...

Đồng thời, căn cứ Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 100.000.000 đồng;
c) Đối với lĩnh vực thủy lợi là 250.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, hành vi không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân.

Đối với tổ chức thì trong trường hợp này mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Tuy nhiên, mức phạt tiền tối đa sẽ không quá 50 triệu đồng.

Đối với trường hợp không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 38 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt về hành vi không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Cảnh báo thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc tổ chức thẩm định các kịch bản cảnh báo sóng thần đối với Việt Nam thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với hạng mục công trình hạ tầng thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Thông tin của những bản tin cảnh báo thiên tai có được chuyển tải bằng tiếng nước ngoài hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh báo thiên tai
633 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh báo thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh báo thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào