Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không?
- Người làm công tác y tế phải tham gia huấn luyện những nội dung nào về an toàn vệ sinh lao động?
- Người làm công tác y tế phải đạt tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao nhiêu giờ?
- Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không?
Người làm công tác y tế phải tham gia huấn luyện những nội dung nào về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Điểm c khoản 5 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) thì người làm công tác y tế sẽ tham gia huấn luyện những nội dung sau:
(1) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
(2) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không? (Hình từ Internet)
Người làm công tác y tế phải đạt tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao nhiêu giờ?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về tổng thời gian huấn luyện như sau:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người làm công tác y tế khi tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải đạt thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Có thể thấy quy định này đang liệt kê các đối tượng cần huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chứ không bắt buộc về việc đơn vị chị phải có người làm công tác y tế.
Về việc bố trí bộ phận làm công tác y tế tại doanh nghiệp thì Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức bộ phận y tế
...
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
Theo đó, doanh nghiệp có thể không bố trí người làm công tác y tế thay vào đó ký kết hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh.
Do đó, nếu doanh nghiệp không có người làm công tác y tế tại đơn vị thì không cần tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho nhóm 5.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?