Không có thời gian để chăm sóc cho người cao tuổi thì có được phép ủy nhiệm cho bên thứ ba chăm sóc không?
Không có thời gian để chăm sóc cho người cao tuổi thì có được phép ủy nhiệm cho bên thứ ba chăm sóc được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật người cao tuổi 2009 quy định về việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi như sau:
Uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi
1. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.
Việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.
...
Theo quy định trên, nếu như người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng cho người cao tuổi nhưng không có thời gian để chăm sóc thì có thể ủy nhiệm cho cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
Tuy nhiên phải có được sự đồng ý của người cao tuổi thì mới có thể ủy nhiệm cho cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc. Việc ủy nhiệm sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng dịch vụ.
Không có thời gian để chăm sóc cho người cao tuổi thì có được phép ủy nhiệm cho bên thứ ba chăm sóc được không? (Hình từ Internet).
Việc khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa đối với người cao tuổi được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về khám bệnh, chữa bệnh đối với người cao tuổi như sau:
Khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
a) Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
b) Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
2. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;
b) Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
c) Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
Theo đó, việc khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại bệnh viện đa khoa được ưu tiên như sau:
+ Được ưu tiên khám trước người bệnh khác ngoại trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và người bị khuyết tật nặng đối với người từ 80 tuổi trở lên;
+ Được bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
Ngoài ra, bệnh viện đa khoa phải có trách nhiệm sau:
(1) Tổ chức khoa lão khoa hoặc giành một số giường để điều trị cho người cao tuổi;
(2) Phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn;
(3) Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại và hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở bệnh viện đa khoa đối với người bệnh là người cao tuổi.
Chi phí khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế xã có được nhà nước chi trả hay không?
Theo Điều 13 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú như sau:
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú
1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ;
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ người cao tuổi;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho người cao tuổi;
d) Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi.
2. Trạm y tế xã, phường, thị trấn cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hỗ trợ việc đưa người bệnh quy định tại khoản này tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại nơi cư trú.
4. Kinh phí để thực hiện các quy định tại điểm a, b và d khoản 1 và khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Như vậy, ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo chi trả cho việc khám chữa bệnh đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến nơi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế xã;
Ngoài ra, không có sự đảm bảo về ngân sách nhà nước đối với việc khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế xã theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?