Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký sẽ bị xử phạt như thế nào? Trường hợp nào được miễn đăng ký hộ kinh doanh?
Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP
Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, nếu thuộc trường hợp phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định nhưng không thực hiện đăng ký thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
Lưu ý: theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, thì mức phạt tiền quy định trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, khi vi phạm thì còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào sẽ được miễn đăng ký hộ kinh doanh?
Tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh cụ thể như sau:
Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy, đối với những trường hợp sau đây thì sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Lưu ý: Trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì những đối tượng trên đây vẫn sẽ phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh.
Theo đó, để có thể biết được trường hợp hộ kinh doanh của chị có bị xử phạt hay không thì chị cần đối chiếu xem có thuộc một trong những trường hợp được miễn đăng ký hộ kinh doanh trên đây hay không. Nếu thuộc trường hợp phải đăng ký mà chị không thực hiện thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Khi đăng ký hộ kinh doanh cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì khi đăng ký hộ kinh doanh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
4. Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?