Không đạt trong bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại thì thí sinh có thể yêu cầu phúc khảo hay không?
- Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được Bộ Tư pháp thực hiện như thế nào?
- Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được thực hiện theo hình thức nào?
- Không đạt kết quả trong bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại thì thí sinh có thể yêu cầu phúc khảo hay không?
Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được Bộ Tư pháp thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại như sau:
Tổ chức kiểm tra
1. Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Tư pháp dự kiến thời gian kiểm tra và thông báo về việc đăng ký tham dự kiểm tra cho các Sở Tư pháp, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
2. Trước ngày hết hạn đăng ký tham dự kiểm tra theo thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo danh sách người đăng ký tham dự kiểm tra và hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại như sau:
Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập.
2. Thành phần Hội đồng kiểm tra do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định, trong đó có đại diện Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Học viện Tư pháp và Thừa phát lại có uy tín, kinh nghiệm.
3. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Thông tư này.
Từ các quy định trên thì để kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại của các cá nhân đăng ký thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra để kiểm tra kết quả tập sự.
Thành phần Hội đồng kiểm tra do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định, trong đó có đại diện Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Học viện Tư pháp và Thừa phát lại có uy tín, kinh nghiệm.
Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Tư pháp dự kiến thời gian kiểm tra và thông báo về việc đăng ký tham dự kiểm tra cho các Sở Tư pháp, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Không đạt kết quả trong bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại thì thí sinh có thể yêu cầu phúc khảo hay không? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại như sau:
Nội dung và hình thức kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
2. Hình thức kiểm tra là kiểm tra viết, gồm 02 bài kiểm tra.
Bài kiểm tra thứ nhất về pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
Bài kiểm tra thứ hai về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Như vậy, Bộ Tư pháp sẽ tiền hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại của các cá nhân thông qua hình thức vài thi viết, gồm 02 bài kiểm tra:
(1) Bài kiểm tra thứ nhất về pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
(2) Bài kiểm tra thứ hai về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Nội dung trong bài kiểm tra sẽ bao gồm các kiến thức về pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại và kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Không đạt kết quả trong bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại thì thí sinh có thể yêu cầu phúc khảo hay không?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về việc phúc khảo bài kiểm tra như sau:
Phúc khảo bài kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận đơn phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc khảo. Ban Phúc khảo gồm Trưởng Ban và ít nhất 02 thành viên. Các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc khảo.
3. Việc chấm điểm phúc khảo được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này. Kết quả phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
Theo đó, thí sinh không đạt kết quả trong bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại thì có thể yêu cầu phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận đơn phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc khảo. Ban Phúc khảo gồm Trưởng Ban và ít nhất 02 thành viên. Các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?