Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng là bao lâu?
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng là khi nào?
Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm g khoản 1 Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng chống thiên tai như sau:
Vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 100.000.000 đồng;
c) Đối với lĩnh vực thủy lợi là 250.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có hành vi vi phạm còn bị buộc đóng vào Quỹ phòng chống thiên tai.
Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng;
Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng là 01 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng là khi nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 24; các khoản 7, 8, 9 Điều 27 của Nghị định này là hành vi vi phạm đang được thực hiện.
4. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 36 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai quy định tại Điều 16 của Nghị định này là hết ngày 31 tháng 12 hằng năm;
b) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 17 Nghị định này xác định như sau:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 là ngày hết thời hạn nộp Quỹ hoặc ngày hết thời hạn được tạm hoãn đóng Quỹ theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
Đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 17 là ngày hết hạn nộp danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ theo văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều quy định tại Điều 36 Nghị định này là thời điểm kết thúc việc hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.
5. Các hành vi vi phạm hành chính khác quy định tại Nghị định này trừ các hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này nếu không xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì được xác định là hành vi đang thực hiện.
Như vậy, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai 30 triệu đồng được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP là ngày hết thời hạn nộp Quỹ hoặc ngày hết thời hạn được tạm hoãn đóng Quỹ theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?