Không đủ khả năng để bồi thường thiệt hại thì có thể xin để giảm mức bồi thường thiệt hại được hay không? Làm thế nào để được giảm?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không đủ khả năng để bồi thường thiệt hại thì cần phải làm gì để giảm mức bồi thường?
Nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại có quy định liên quan đến giảm mức bồi thường của một cá nhân không?
Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại cụ thể:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo đó, Điều 585 nêu trên có quy định về việc giảm mức bồi thường của một cá nhân khi người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp không đủ khả năng để bồi thường thiệt hại thì cần phải làm gì để giảm mức bồi thường?
Có thể tổng hợp từ quy định của Điều 584, Điều 585 như trên và các quy định tại Mục 2 Chương XX Bộ luật Dân sự 2015, khi có thiệt hại xảy ra thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường các loại thiệt hại cụ thể như:
- Về tài sản: Giá trị của tài sản bị mất, bị hủy, bị hư hỏng, bị giảm sút lợi ích gắn liền với tài sản đó…
- Về sức khỏe: Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút; Thu nhập thực tế bị mất; Chi phí và thu nhập thực tế của người chăm sóc trong thời gian điều trị…
- Về tính mạng: Chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng…
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bồi thường cũng diễn ra thuận lợi. Trong nhiều trường hợp, người có nghĩa vụ bồi thường không có đủ khả năng thì sẽ được xem xét giảm mức bồi thường:
- Các bên thỏa thuận: Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, nếu các bên thỏa thuận được về việc giảm mức bồi thường thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó;
- Thiệt hại quá lớn với khả năng kinh tế: Trong trường hợp thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây ra thiệt hại thì người này chỉ được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý;
- Khi bên thiệt hại cũng có lỗi: Trong trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của người bị thiệt hại gây ra;
- Khi tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường như trượt giá, lạm phát…: Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thường.
Như vậy, khi không đủ khả năng bồi thường thiệt hại, nếu muốn giảm mức bồi thường thì người gây thiệt hại cần thực hiện 02 cách sau đây:
- Phải thương lượng được với bên bị thiệt hại về việc giảm mức bồi thường;
- Đề nghị Tòa án thay đổi mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với tình hình kinh tế và bản thân không có lỗi hoặc có lỗi do vô ý; do tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường hoặc do bên bị thiệt hại cũng có lỗi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?