Không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản thuộc các trường hợp nào theo quy định?

Con tôi sắp nhập học và nhà trường có yêu cầu nộp hồ sơ nhập học cho cháu, trong hồ sơ có yêu cầu bản sao có chứng thực của giấy khai sinh, tuy nhiên vì bảo quản không tốt nên giấy khai sinh của cháu có bị rách một phần. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có thể yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy khai sinh của con tôi không? câu hỏi của chị Diễm (Đồng Nai).

Không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản thuộc các trường hợp nào theo quy định?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao
1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Theo đó, có 06 trường hợp không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản, cụ thể như sau:

- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

- Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

- Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

- Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.

- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản thuộc các trường hợp nào theo quy định?

Không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản thuộc các trường hợp nào theo quy định? (hình từ Internet)

Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính được quy định thế nào?

Theo Điều 19 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính
1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.

Ngoài ra tại Điều 9 Thông tư 01/2020/TT-BTP cũng quy định về trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực như sau:

Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực
1. Khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính để đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản chính được sử dụng để chứng thực bản sao. Bản chính phải bảo đảm về nội dung và hình thức mà cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc xác nhận.
2. Đối với hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này, trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Theo đó, người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính phải xuất trình bản chính để đối chiếu và chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao và một số trách nhiệm nêu trên.

Trường hợp nào được quyền gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

Gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính
Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

Theo đó, trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao thuộc một trong các trường hợp sau dẫn đến việc không thể đáp ứng được thời gian theo quy định tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực:

- Bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản;

- Bản chính có nhiều trang;

- Yêu cầu số lượng nhiều bản sao;

- Nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu.

Chứng thực bản sao từ bản chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chứng thực bản sao từ bản chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được công chứng, chứng thực Bản sao từ bản chính hay không?
Pháp luật
Bản chính là gì? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ do cơ quan Việt Nam chứng nhận?
Pháp luật
Bản sao giấy tờ chứng thực có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Bản sao là gì? Khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính thì thời hạn thực hiện sẽ là bao lâu?
Pháp luật
Có thể chứng thực bản sao từ bản chính với Quyết định thành lập trường không hay chỉ được đóng dấu treo cho các bản photo?
Pháp luật
Không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản thuộc các trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Những cơ quan nào có chức năng chứng thực bản sao từ bản chính? Có bắt buộc chứng thực tại nơi thường trú không?
Pháp luật
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính đối với chứng chỉ tin học quốc tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chứng thực bản sao từ bản chính đối với bản chính đóng dấu hình vuông thì có đủ cơ sở để chứng thực bản sao hay không?
Pháp luật
Chứng thực bản sao từ bản chính có bắt buộc phải có đầy đủ số trang theo quy định của pháp luật phải không?
Pháp luật
Nội dung giấy tờ bản chính bị mờ có được chứng thực bản sao không? Nếu được thì thực hiện chứng thực như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng thực bản sao từ bản chính
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,772 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng thực bản sao từ bản chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng thực bản sao từ bản chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào