Không giải thích kết luận giám định tư pháp theo yêu cầu của người trưng cầu giám định thì người giám định có bị xử phạt không?
- Người trưng cầu giám định tư pháp có thể yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định không?
- Không giải thích kết luận giám định tư pháp theo yêu cầu của người trưng cầu giám định thì người giám định có bị xử phạt không?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt người giám định tư pháp không giải thích kết luận giám định không?
Người trưng cầu giám định tư pháp có thể yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012 về quyền của người trưng cầu giám định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp
1. Người trưng cầu giám định có quyền:
a) Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
c) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
...
Theo quy định trên, người trưng cầu giám định tư pháp có thể yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định.
Giám định tư pháp (Hình từ Internet)
Không giải thích kết luận giám định tư pháp theo yêu cầu của người trưng cầu giám định thì người giám định có bị xử phạt không?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kéo dài thời gian thực hiện giám định mà không có lý do chính đáng;
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản;
c) Không thực hiện đầy đủ các quy định về lập, lưu giữ, bảo quản hồ sơ giám định;
d) Không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định;
đ) Không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định mà không có lý do chính đáng;
e) Thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo bằng văn bản theo quy định cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong trường hợp từ chối giám định.
...
Theo đó, người giám định tư pháp không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu giám định mà không có lý do chính đáng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt người giám định tư pháp không giải thích kết luận giám định không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
...
b) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; các Điều 10, 11, 12, 13, 14 và 15; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 16; Điều 17; Mục 4 Chương II; các Điều 21 và 22; các khoản 1, 2 và 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 24; Mục 6 và Mục 7 Chương II; Điều 31 và Điều 32; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 33; Mục 1 và Mục 2 Chương III; Điều 48 và Điều 49; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 50; Mục 4 và Mục 5 Chương III; các khoản 1, 2 và 3 Điều 56; các khoản 1, 2 và 3 Điều 57; các Điều 58, 59, 60, 61 và 62; các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 63; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 64; Điều 65 và Điều 78; các khoản 1, 2 và 3 Điều 79; Điều 80; khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, k và l khoản 3 Điều 81 Nghị định này;
...
Theo khoản 5 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp với mức phạt tiền cao nhất là 35.000.000 đồng.
Do người giám định tư pháp không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu giám định mà không có lý do chính đáng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 7.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS thế nào?
- Mức hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trang thiết bị cho hợp tác xã từ nguồn vốn đầu tư công? Hình thức hỗ trợ?
- Hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15? Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc nào?
- Tạm dừng bổ nhiệm tuyển dụng công chức từ 1/12/2024 đến khi nào theo thông tin mới nhất của Bộ Chính trị?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ý nghĩa? Tải về?